2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Việt Nam là quốc gia với đường bờ biển trải dài 3.260 km từ Bắc vào Nam, có đầy đủ các điều kiện để xây dựng và phát triển kinh tế biển tạo nguồn thu nhập lớn cho người dân và đất nước. Đặc biệt, trong suốt lịch sử phát triển đất nước, sản xuất muối biển đã trở thành một ngành nghề truyền thống không chị mang lại giá trị kinh tế dồi dào mà còn là giá trị tinh thần, nét đẹp của dân tộc ta. Việc quy hoạch đất làm muối chính là cơ sở để thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất muối hiện nay.
Vậy muối là gì? Đất làm muối được quy hoạch như thế nào? Hãy cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về ngành sản xuất muối ở Việt Nam hiện nay.
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội lần thứ 13 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2013.
- Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh muối.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 40/2018/NĐ-CP ghi nhận khái niệm sau:
“1. Muối là hợp chất, có thành phần chính là Natri Clorua (công thức hóa học: NaCl), được sản xuất từ nước biển, nước mặn ngầm hoặc khai thác từ mỏ muối.”
Trong hóa học, muối là một hợp chất vô cơ, có nghĩa là cơ thể không tự sản xuất ra nó. Nó được tạo ra khi Na (natri) và Cl (clorua) kết hợp với nhau để tạo thành các khối kết tinh, màu trắng, có vị mặn. Muối ngoài được sử dụng trong ngành thực phẩm, còn được dùng trong nhiều ngành công nghiệp khác như sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa, dệt may... và đặc biệt đây là thành phần sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực y tế.
Theo đó, hiện nay có có dạng muối sau:
- Muối thô: được sản xuất từ nước biển, nước mặn ngầm hoặc khai thác từ mỏ muối chưa qua chế biến, có hàm lượng các chất theo tiêu chuẩn TCVN 9638:2013 .
- Muối tinh: muối đã qua chế biến, có hàm lượng các chất theo tiêu chuẩn TCVN 9639:2013 .
- Muối công nghiệp: muối có hàm lượng các chất theo tiêu chuẩn TCVN 9640:2013 .
- Muối thực phẩm: muối được bổ sung tăng cường vi chất i-ốt dùng để ăn trực tiếp và dùng trong chế biến thực phẩm, có hàm lượng các chất theo quy chuẩn QCVN 9-1:2011/BYT.
Khoản 11 Điều 3 Nghị định 40/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“11. Đất làm muối là diện tích đất trong quy hoạch phát triển sản xuất muối được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm: Đất sản xuất muối quy mô công nghiệp và đất sản xuất muối thủ công.”
Theo đó, sản xuất muối quy mô công nghiệp là quá trình sản xuất muối trên diện tích tập trung, quy mô lớn và được thiết kế tuân thủ theo quy trình công nghệ phân đoạn kết tinh, gồm:
Còn sản xuất muối thủ công được hiểu là quá trình sản xuất được thực hiện trên đồng muối, có những đặc điểm nổi bật gồm:
Theo Luật Đất đai năm 2013 thì đất làm muối được Nhà nước giao cho hộ gia đình và cá nhân trong hạn mức giao đất tại địa phương để sản xuất muối.
Trong trường hợp sử dụng vượt hạn mức thì phải chuyển sang thuê đất, đất làm muối được Nhà nước cho thuê đối với các tổ chức kinh tế và người Việt Nam định cư ở nước ngoài hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư sản xuất muối.
Những vùng đất làm muối có năng suất và chất lượng cao phải được bảo vệ và ưu tiên cho việc sản xuất muối được nhà nước khuyến khích việc sử dụng những vùng đất có khả năng làm muối để sản xuất muối để phục vụ cho nhu cầu công nghiệp và đời sống.
Nội dung quy hoạch đất làm muối tại các địa phương có sản xuất muối như sau:
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất làm muối là một nội dung trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia và tại các địa phương có sản xuất muối.
- Định hướng quy hoạch sử dụng đất làm muối được lập cho giai đoạn 10 năm và tầm nhìn đến 10 năm tiếp theo.
Thời hạn xem xét, điều chỉnh quy hoạch phát triển sản xuất muối theo định kỳ 5 năm một lần và bổ sung quy hoạch cho 5 năm tiếp theo; kế hoạch sử dụng đất làm muối lập cho giai đoạn 5 năm.
- Xác định chỉ tiêu sử dụng đất làm muối trong nhóm đất nông nghiệp; xác định đất làm muối của kỳ quy hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp tỉnh và vùng kinh tế - xã hội.
Trong đó, xác định rõ vùng sản xuất muối tập trung, ổn định; chuyển đổi nghề cho vùng sản xuất muối thủ công kém hiệu quả;
- Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất làm muối đến từng đơn vị hành chính cấp tỉnh và vùng kinh tế - xã hội;
- Giải pháp thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Theo đó, các nội dung này được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và được thể hiện trong Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.
Bước 1: Lập Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất làm muối
Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có sản xuất muối lập Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất làm muối và được thể hiện cụ thể trong Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.
Bước 2: Thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo các ý kiến được đưa ra.
Bước 3: Công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất làm muối.
Khoản 1 Điều 6 Nghị định 40/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“1. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất làm muối phải được công bố, công khai theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định của pháp luật liên quan.”
Theo đó, Nhà nước giao đất, cho thuê đất làm muối trong quy hoạch cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật về đất đai. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất làm muối phải được kiểm tra, giám sát, đảm bảo sử dụng đất làm muối đúng mục đích và hiệu quả; việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất làm muối và thẩm quyền quyết định, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thực hiện quy định của pháp luật về đất đai.
Mục đích sử dụng đất có ý nghĩa rất quan trọn g trong việc phân biệt các quyền và nghĩa vụ vụ thể của người sử dụng đất, đồng thời giúp cơ quan chính quyền quản lý đất đai một cách thống nhất, gọn gàng. Hiện nay, mục đích sử dụng đất được phân làm 3 nhóm chính gồm:
Theo quy định pháp luật của Việt Nam, đất làm muối được phân vào đất phi nông nghiệp. Như vậy, việc chuyển mục đích sử dụng đất làm muối phải đảm bảo 2 điều kiện sau:
- Phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt;
- Dự án chuyển mục đích sử dụng đất làm muối được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, cho phép chuyển mục đích sử dụng;
Ủy ban nhân dân các cấp căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch tổng thể đất làm muối trong cả nước đã được phê duyệt xem xét, phê duyệt dự án chuyển mục đích sử dụng đất làm muối sang sử dụng vào mục đích khác có hiệu quả hơn thực hiện quy định của pháp luật về đất đai. Đồng thời, đảm bảo yêu cầu không chuyển đất làm muối sang sử dụng vào mục đích khác; khuyến khích việc đầu tư mở rộng đất làm muối công nghiệp, cải tạo đất làm muối thủ công thành đất làm muối quy mô công nghiệp trong quy hoạch.
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất làm muối trong quy hoạch phải có trách nhiệm sau:
- Sử dụng đúng mục đích theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất làm muối đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.
- Tổ chức sản xuất muối đúng quy hoạch, áp dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất muối và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Không bỏ đất hoang, không làm ô nhiễm đất.
- Không sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm chưa qua xử lý để sản xuất, chế biến muối; không xả chất thải, nước thải làm ô nhiễm môi trường và có giải pháp chống nhiễm mặn môi trường đất, nước ngầm xung quanh vùng sản xuất, chế biến muối.
- Thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất làm muối theo quy định của pháp luật về đất đai và các quy định của pháp luật có liên quan.
- Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ đầu tư việc cải tạo đất làm muối thủ công thành đất làm muối quy mô công nghiệp trong quy hoạch.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh