Quy định pháp luật về đặt cọc đất đai?

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:03 (GMT+7)

Mua bán đất đai hay còn gọi là chuyển quyền sử dụng đất hiện nay ngày càng phát triển mạnh mẽ. Trong quá trình mua bán đất đai, việc đặt cọc đất đai được xem là thủ tục đầu tiên nhằm đảm bảo sự tin tưởng giữa các bên với nhau. Vậy pháp luật quy định về vấ

Mua bán đất đai hay còn gọi là chuyển quyền sử dụng đất hiện nay ngày càng phát triển mạnh mẽ. Trong quá trình mua bán đất đai, việc đặt cọc đất đai được xem là thủ tục đầu tiên nhằm đảm bảo sự tin tưởng giữa các bên với nhau. Vậy pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào? Bài viết dưới đây, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về đặt cọc đất đai theo quy định của pháp luật hiện hành.

Cơ sở pháp lý

- Bộ luật dân sự 2015

- Luật đất đai 2013

- Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai.

Đặt cọc đất đai là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 328 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:

Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc các vật có giá trị khác (gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn đế bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Đặt cọc đất đại tương tự hiểu là việc bên đặt cọc (người nhận chuyển quyền sử dụng đất) giao cho bên nhận đặt cọc (người chuyển quyền sử dụng đất) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng, nhằm đảm bảo các bên sẽ thực hiện hợp đồng chuyển nhượng đất sau đó.

Chủ thể đặt cọc đất đai

Chủ thể của đặt cọc đất đai bao gồm bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc. Theo đó, chủ thể phải đáp ứng những điều kiện nhất định khi thực hiện hợp đồng đặt cóc: có năng lực hành vi dân sự, chủ thể có quyền sử dụng đất, chủ thể tham gia hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc,......

Hình thức, nội dung đặt cọc đất đai

Về hình thức

- Các bên thực hiện việc đặt cọc thông qua hình thức lập văn bản dưới dang hợp đồng đặt cọc và không cần phải công chứng, chứng thực. Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày hai bên ký kết hợp đồng đặt cọc với nhau.

Về nội dung của hợp đồng đặt cọc

Hợp đồng đặt cọc có những nội dung cơ bản sau:

- Tài sản đặt cọc

- Thời hạn đặt cọc

-  Mục đích đặt cọc: để thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

- Quyền , nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng

- Xử lý tiền đặt cọc khi thực hiện hợp đồng chính

- Trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng đặt cọc

- Phương thức giải quyết tranh chấp...

Xử lý tiền đặt cọc đất đai

Khoản 2 Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

“2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Như vậy, có hai trường hợp xảy ra:

- Trường hợp hai bên giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

- Trường hợp hai bên không giao kết, thực hiện hợp đồng thì :

+ Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc

+ Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư