2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Tranh chấp đất đai là gì?
Căn cứ tại Khoản 24, Điều 3, Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 (sau đây gọi tắt là Luật đất đai 2013), khái niệm tranh chấp đất đai được đưa ra như sau:
"Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai".
Hay nói cách khác, tranh chấp đất đai là những xung đột, bất đồng, mâu thuẫn về về việc ai là người có quyền sử dụng đất và nghĩa vụ đối với đất giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ đất đai.
Mục đích của việc hòa giải tranh chấp đất đai là giúp cho các bên tranh chấp giải quyết những bất đồng, bảo vệ được quyền cho các chủ thể khi có quyền sử dụng đất hợp pháp. Qua đó, bảo vệ và duy trì được sự ổn định trật tự của xã hội và thể hiện được vai trò quản lý của nhà nước về đất đai.
Phương thức hòa giải tranh chấp đất đai
Hiện nay, có hai cách giải quyết tranh chấp đất đai, gồm:
Tự hòa giải tranh chấp đất đai (không bắt buộc)
Khi có tranh chấp đất đai, Nhà nước khuyến khích hai bên hòa giải thông qua 02 hình thức:
- Tự hòa giải
- Giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
Theo Luật Hòa giải ở cơ sở thì tranh chấp đất đai được hòa giải ở cơ sở do Hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp.
Hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND (thủ tục bắt buộc)
Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp xã không tự hòa giải mà phải có đơn yêu cầu hòa giải của một trong các bên tranh chấp.
Cách giải quyết tranh chấp đất đai khi không có giấy tờ
Theo Khoản 1 Điều 91 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất (không có sổ đỏ và không có các giấy tờ khác theo Điều 100 Luật Đất đai 2013) thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện dựa theo các căn cứ sau:
- Chứng minh về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra;
- Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương;
- Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước;
- Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.
Trình tự giải quyết tranh chấp khi không có giấy tờ
Cơ sở pháp lý: Điều 202 và Điều 203 Luật Đất đai năm 2013; Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định trình tự giải quyết tranh chấp đất đai.
Bước 1: Hòa giải tranh chấp đất đai
Bước 2: Giải quyết tranh chấp đất đai
Tại giai đoạn này, nếu không được hòa giải thành công tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì được giải quyết theo hai hướng sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai năm 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.;
Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh