2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Ngành nghề kinh doanh là gì?
Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và pháp luật về doanh nghiệp quy định: "Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm".
Khi tiến hành đăng kí thành lập mới, doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai các ngành nghề mà mình sẽ hoạt động kinh doanh. Sau một thời gian hoạt động, tùy thuộc vào nhu cầu thực tế, doanh nghiệp có thể mở rộng, thu hẹp hoặc thay đổi ngành nghề kinh doanh sao cho phù hợp. Tuy nhiên, việc bổ sung, thay đổi các ngành nghề kinh doanh phải không thuộc các ngành nghề bị Nhà nước cấm kinh doanh và phải thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Thành phần hồ sơ thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh
Trường hợp thay đổi ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ sau đây:
- Thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
- Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh.
Thẩm quyền giải quyền hồ sơ
Hồ sơ được nộp đến Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ có một Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Thời hạn trả lời kết quả
Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi , bổ sung ngành nghề kinh doanh, đồng nghĩa với việc thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp bắt buộc phải thông báo tới cơ quan nhà nước trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Xử phạt vi phạm hành chính do chậm đăng ký thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh
Khi đã xác định những ngành nghề kinh doanh cần phải thay đổi, bổ sung, nội bộ doanh nghiệp sẽ bàn bạc và đưa ra quyết định cuối cùng. Sau đó, cần tiến hành thủ tục thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày tính từ thời điểm có thay đổi. Quá thời hạn quy định trên, doanh nghiệp sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 44 Nghị định 122/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có thể lên đến 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng).
Nếu không thể tự soạn hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng kí doanh nghiệp, hay không có thời gian để thực hiện, hoặc chưa nắm rõ quy định pháp luật về đăng ký thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh, bạn hãy Liên Hệ Ngay với Luật Hoàng Anh để được Tư Vấn và Cung Cấp Dịch Vụ - Giá Chỉ từ 500K.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh