Kinh doanh ăn uống cần giấy phép gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:12 (GMT+7)

Bạn đang muốn kinh doanh dịch vụ ăn uống hay quán ăn nhưng không biết mình cần làm những thủ tục gì? Hãy cùng Luật Hoàng Anh tham khảo ngay bài viết dưới này và có những hiểu biết đúng đắn nhất.

Ngày nay, dưới sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội, cuộc sống của con người ngày một nâng cao. Theo đó, từ việc ăn lấy no dần trở thành phải ăn ngon, đảm bảo chất dinh dưỡng và an toàn đồng thời tiện lợi nhất. Nhu cầu về ăn uống tăng kéo theo cầu dịch vụ ăn uống cũng phát triển vượt bậc. Những quán ăn, quán nước mọc lên ngày một nhiều và vì thế đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ và đồng bộ của cơ quan Nhà nước. Bạn đang muốn kinh doanh dịch vụ ăn uống hay quán ăn nhưng không biết mình cần làm những thủ tục gì? Hãy cùng Luật Hoàng Anh tham khảo ngay bài viết dưới này và có những hiểu biết đúng đắn nhất.

Điều kiện để triển khai hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống

- Có cơ sở kinh doanh thành lập hợp pháp: doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh.

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Thủ tục mở cơ sở kinh doanh

Hộ kinh doanh

Hồ sơ được nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện khi đăng ký thành lập hộ kinh doanh. Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận. Thành phần hồ sơ gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

  • Giấy tờ pháp lý cá nhân, thành viên hộ gia đình hoặc một nhóm người thành lập hộ kinh doanh;

  • Biên bản họp thành viên hộ gia đình (trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh);

  • Văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh (trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh).

Thành lập doanh nghiệp

Doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ (trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, qua Cổng thông tin đăng ký quốc gia về thành lập doanh nghiệp) đến cơ quan đăng ký kinh doanh (Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp dự kiến đặt trụ sở chính). Thành phần hồ sơ gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

  • Điều lệ công ty;

  • Quyết định, biên bản họp của Chủ tịch HĐTV (đối với công ty TNHH 2TV) hoặc Quyết định, biên bản họp của Chủ tịch HĐQT (đối với công ty cổ phần);

  • Giấy tờ pháp lý của chủ sở hữu, thành viên công ty;

Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ. 

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Thành phần hồ sơ

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

  • Bản sao chứng thực giấy đăng ký kinh doanh

  • Hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu dùng để chế biến của nhà hàng hoặc hóa đơn mua hàng của nhà hàng với nhà cung cấp.

  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, gồm: Bản vẽ sơ đồ mặt bằng của cơ sở; Sơ đồ quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển, bày bán thức ăn, đồ uống; Bản kê về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở

  • Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm có xác nhận của cơ quan chức năng

  • Giấy khám sức khỏe đầy đủ của chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.

Thẩm quyền cấp phép

Mỗi loại hình kinh doanh thực phẩm sẽ thuộc thẩm quyền của các cơ quan khác nhau. Vì vậy, lĩnh vực kinh doanh thực phẩm thuộc nhóm cơ quan có thẩm quyền cấp phép thì nộp hồ sơ tại cơ quan đó.Ví dụ như:

- Chi cục VSATTP cấp cho cơ sở sản xuất, kinh doanh nước khoáng thiên nhiên, đóng chai; dịch vụ ăn uống: bếp ăn tập thể, suất ăn công nghiệp, nhà hàng, quán ăn,......

- Sở Công thương cấp cho cơ sở sản xuất, kinh doanh về rượu, bia, nước giải khát, sản phẩm chế phẩm tinh bột, bánh, mứt, kẹo,....

- Sở Nông nghiệp cấp cho các cơ sở sản xuất thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến động vật,....

Thời hạn trả kết quả

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Theo khảo sát cho thấy, cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực thực phẩm có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm được người dùng tin tưởng và lựa chọn nhiều hơn. Ngoài ra, khi có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ không lo ngại về việc các cơ quan chức năng sẽ kiểm tra hay gây khó dễ.

Hiện nay, có rất nhiều tổ chức, cá nhân tự mình tiến hành thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhưng do hồ sơ, thủ tục phức tạp nên dẫn đến tình trạng bị trả hồ sơ, sửa hồ sơ rất nhiều lần. Vì vậy, tham vấn ý kiến luật sư trước khi thực hiện thủ tục luôn là một hành động sáng suốt. Chi tiết liên hệ 0908 308 123 để được tư vấn miễn phí từ Luật sư của Luật Hoàng Anh.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư