2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Tùy theo khả năng và nhu cầu kinh doanh của mình, doanh nghiệp có thể lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp cũng có quyền thay đổi ngành, nghề kinh doanh theo đúng mục tiêu phát triển của công ty. Tuy nhiên khi thay đổi ngành, nghề kinh doanh thì doanh nghiệp vẫn cần thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Theo đó, bài viết sau đây của Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về mẫu thông báo thay đổi ngành, nghề kinh doanh và một số lưu ý khi thực hiện hoạt động này.
- Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Doanh nghiệp năm 2020).
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 1 năm 2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
- Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.
Ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh tế được phân loại theo Hệ thống ngành kinh tế Việt nam. Khi thực hiện đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ lựa chọn một số ngành, nghề mà doanh nghệp dự kiến đăng ký tham gia và đó là các ngành, nghề thế mạnh của doanh nghiệp. Việc lựa chọn ngành nghề phù hợp sẽ cơ sở để doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo ra nguồn lợi nhuận lớn.
Doanh nghiệp cần thông báo thay đổi ngành, nghề kinh doanh trong 03 trường hợp sau:
- Bổ sung ngành, nghề kinh doanh: trong trường hợp doanh nghiệp bổ sung ngành, nghề kinh doanh vào danh sách ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh
- Bỏ ngành, nghề kinh doanh: trong trường hợp doanh nghiệp bỏ ngành, nghề kinh doanh khỏi danh sách ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh
- Sửa đổi chi tiết ngành, nghề kinh doanh: trong trường hợp doanh nghiệp thay đổi nội dung chi tiết của ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Phụ lục II-1
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
_____________
TÊN DOANH NGHIỆP _________ Số: …. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ______________________ …, ngày.... tháng....năm….. |
THÔNG BÁO
Thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
Kính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố .......
Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa): ...................................................................................... ...... .... ..
Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế:........ ............... ............................................................. .......................................
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế):............................................................ Ngày cấp ................ Nơi cấp:.....................................................
Doanh nghiệp đăng ký thay đổi trên cơ sở (chỉ kê khai trong trường hợp doanh nghiệp đăng ký thay đổi trên cơ sở tách doanh nghiệp hoặc sáp nhập doanh nghiệp, đánh dấu X vào ô thích hợp): ....
- Đăng ký thay đổi trên cơ sở tách doanh nghiệp
- Đăng ký thay đổi trên cơ sở sáp nhập doanh nghiệp
Thông tin về doanh nghiệp bị sáp nhập (chỉ kê khai trong trường hợp doanh nghiệp đăng ký thay đổi trên cơ sở sáp nhập doanh nghiệp):
Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa):.............................................................................. ... .........
Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế: ....................................................................................................
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế): Ngày............... cấp ........................................................ Nơi cấp:
Đề nghị Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện chấm dứt tồn tại đối với doanh nghiệp bị sáp nhập và các chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp bị sáp nhập.
- Doanh nghiệp có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển: khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh1: Có □ Không □
Doanh nghiệp đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp/thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp như sau:
THÔNG BÁO THAY ĐỔI NGÀNH, NGHỀ KINH DOANH1
1. Bổ sung ngành, nghề kinh doanh sau (kê khai trong trường hợp doanh nghiệp thông báo bổ sung ngành, nghề kinh doanh vào danh sách ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh):
STT |
Tên ngành, nghề kinh doanh được bổ sung |
Mã ngành |
Ngành, nghề kinh doanh chính (trường hợp ngành, nghề kinh doanh được bổ sung là ngành, nghề kinh doanh chính thì đánh dấu X để chọn một trong các ngành, nghề đã kê khai) |
|
|
|
|
2. Bỏ ngành, nghề kinh doanh sau (kê khai trong trường hợp doanh nghiệp thông báo bỏ ngành, nghề kinh doanh khỏi danh sách ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh):
STT |
Tên ngành, nghề kinh doanh được bỏ khói danh sách đã đăng ký |
Mã ngành |
Ghi chú |
|
|
|
|
3. Sửa đổi chi tiết ngành, nghề kinh doanh sau (kê khai trong trường hợp doanh nghiệp thông báo thay đổi nội dung chi tiết của ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh):
STT |
Tên ngành, nghề kinh doanh được sửa đổi chi tiết |
Mã ngành |
Ngành, nghề kinh doanh chính (Trường hợp ngành, nghề kinh doanh được sửa đổi là ngành, nghề kinh doanh chính thì đánh dấu X để chọn một trong các ngành, nghề đã kê khai) |
|
|
|
|
□ Đề nghị Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp đối với các thông tin thay đổi nêu trên. (Đánh dấu X vào ô vuông nếu doanh nghiệp có nhu cầu được cấp Giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp).
Trường hợp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ, đề nghị Quý Phòng đăng công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung Thông báo này.
Người ký tại Thông báo này cam kết là người có quyền và nghĩa vụ thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
|
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP (Ký và ghi họ tên)1 |
Lưu ý:
- Trường hợp doanh nghiệp thay đổi ngành, nghề kinh doanh từ ngành này sang ngành khác, doanh nghiệp kê khai đồng thời tại mục 1, 2 nêu trên, cụ thể như sau: kê khai ngành, nghề kinh doanh mới tại mục 1; kê khai ngành, nghề kinh doanh cũ tại mục 2.
- Trường hợp doanh nghiệp thay đổi ngành, nghề kinh doanh chính từ ngành này sang ngành khác nhưng không thay đổi danh sách ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký, doanh nghiệp thực hiện cập nhật, bổ sung thông tin đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 63 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
- Trường hợp chỉ bỏ ngành, nghề kinh doanh chính mà không bổ sung thêm ngành, nghề kinh doanh mới và chọn một ngành, nghề kinh doanh khác trong số các ngành, nghề kinh doanh còn lại đã đăng ký làm ngành, nghề kinh doanh chính thì đồng thời kê khai tại mục 2, 3 nêu trên, cụ thể như sau: kê khai ngành, nghề kinh doanh bị bỏ tại mục 2; kê khai ngành, nghề kinh doanh chính mới tại mục 3.
_______________
1- Doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm;
- Các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư;
- Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định. Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Luật đầu tư.
Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu thay đổi ngành, nghề kinh doanh nhưng chưa nắm rõ các quy định của pháp luật, chưa biết cách soạn thông báo thay đổi ngành, nghề kinh doanh sao cho chính xác hay liên hệ ngay tới số điện thoại 0908.308.123 để được Luật sư tư vấn miễn phí.
Căn cứ theo quy định tại Điều 56 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì Trường hợp thay đổi ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Bên cạnh thông báo thay đổi ngành, nghề kinh doanh thì cần phải nộp kèm theo tài liệu sau:
- Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh.
Thông báo thay đổi ngành, nghề kinh doanh nộp tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn).
Thời hạn xử lý hồ sơ thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Điều 7 Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cách ghi ngành, nghề kinh doanh như sau:
- Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh hướng dẫn, đối chiếu và ghi nhận ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Nội dung cụ thể của ngành kinh tế cấp bốn quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
- Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
- Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
- Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.
- Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu ghi ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi.
- Việc ghi ngành, nghề kinh doanh quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều này, trong đó, ngành, nghề kinh doanh chi tiết được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.
- Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Khi có thay đổi đăng ký ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp áp mã ngành tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Theo quy định Luật đầu tư 2020, có 8 ngành nghề bị cấm kinh doanh bao gồm: Kinh doanh dịch vụ đòi nợ; Kinh doanh các chất ma túy; Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật; Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã được quy định tại Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp, mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I; Kinh doanh mại dâm; Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người; Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người; Kinh doanh pháo nổ.
Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay chỉ bao gồm 227 ngành nghề được quy định cụ thể tại Theo Phụ lục IV của Luật Đầu tư năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Theo đó, doanh nghiệp muốn kinh doanh ngành nghề này phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện nhất định. Ví dụ: nếu muốn sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, bạn phải đăng ký kinh doanh ngành, nghề sản xuất rượu thủ công và đảm bảo các điều kiện về bảo vệ môi trường, chất lượng, an toàn thực phẩm, nhãn hàng hoá sản phẩm rượu theo quy định của pháp luật. Khi bổ sung thêm ngành nghề đăng ký kinh doanh có điều kiện, cần phải xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải xin giấy phép trước khi hoạt động kinh doanh.
Bạn không có thời gian để thực hiện, hoặc chưa nắm rõ các quy định pháp luật về thay đổi ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp hãy liên hệ với Luật Hoàng Anh để được tư vấn và cung cấp dịch vụ một cách HIỆU QUẢ và TIẾT KIỆM CHI PHÍ NHẤT.
Các luật sư của Luật Hoàng Anh là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, đã từng tham gia tư vấn cho rất nhiều các doanh nghiệp nước và nước ngoài, đảm bảo sẽ thực hiện đúng các yêu cầu của bạn trong thời gian nhanh nhất.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh