Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:11 (GMT+7)

Tranh chấp trong thương mại là một thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực kinh tế xã hội trên toàn thế giới. Dưới các quy định của Luật Thương mại năm 2005 về hoạt động thương mại và Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 về tranh chấp về kinh doanh, thương mại thì

Tranh chấp trong thương mại là một thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực kinh tế xã hội trên toàn thế giới. Dưới các quy định của Luật Thương mại năm 2005 về hoạt động thương mại và Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 về tranh chấp về kinh doanh, thương mại thì có thể hiểu: Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, hiện nay tồn tại bốn phương thức giải quyết tranh chấp thương mại cơ bản, bao gồm:

Thương lượng

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất động phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kì bên thứ ba nào. Đây là phương thức giải quyết tranh chấp đầu tiên được ghi nhận tại Khoản 1 Điều 317 Luật Thương mại 2005.

Ưu điểm

- Thuận tiện, đơn giản, nhanh chóng, tính linh hoạt, hiệu quả và ít tốn kém;

- Bảo vệ uy tín cho các bên tranh chấp và bí mật kinh doanh của các nhà kinh doanh.

Nhược điểm

- Phụ thuộc vào bên sự hiểu biết và thái độ thiện chí, hợp tác của các bên tranh chấp;

- Khả năng thành công thấp.

Hòa giải

Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP ngày 24/2/2017 định nghĩa như sau: Hoà giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hoà giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh.

Ưu điểm

- Đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, linh hoạt, hiệu quả và ít tốn kém;

- Thành công cao;

- Đảm phán bởi bên thứ ba làm trung gian hòa giải.

Nhược điểm

- Dễ để lộ bí mật kinh doanh, giảm uy tín;

- Chi phí tốn kém.

Trọng tài thương mại

Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết thông qua hoạt động của Trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt các xung đột bằng việc đưa ra phán quyết trọng tài buộc các bên tôn trọng và thực hiện.

Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp rất đơn giản. Các bên trong tranh chấp thỏa thuận đưa tranh chấp của họ tới một chủ thể để giải quyết mà các bên tin tưởng sự phán xét của chủ thể đó. Mỗi bên trình bày vụ việc của mình cho người ra quyết định, một chủ thể tư, còn được gọi là trọng tài viên. Trọng tài viên lắng nghe các bên, xem xét các tình tiết và lập luận của các bên và đưa ra quyết định. Quyết định đó là chung thẩm và ràng buộc các bên. Sở dĩ quyết định mang tính chung thẩm và ràng buộc bởi vì các bên đã tự thỏa thuận như vậy chứ không bị cưỡng chế bởi bất kỳ nhà nước nào.

Tòa án

Toà án là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước, được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và bản án hay quyết định của toà án về vụ tranh chấp nếu không có sự tự nguyện tuân thủ sẽ được bảo đảm thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước.

Thủ tục giải quyết tranh chấp gồm:

+ Thủ tục giải quyết vụ án tại toà án cấp sơ thẩm, gồm có: khởi kiện và thụ lí vụ án; hoà giải và chuẩn bị xét xử; phiên tòa sơ thẩm.

+ Thủ tục giải quyết vụ án tại toà án cấp phúc thẩm.

+ Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, bao gồm: thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục tái thẩm.

Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tuân theo trình tự thủ tục quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư