2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Giải thể doanh nghiệp hay còn gọi là đóng cửa doanh nghiệp là một công việc tương đối khó khăn, khó hơn việc thành lập công ty mới rất nhiều. Vậy để giải thể, doanh nghiệp cần làm gì? Hãy GỌI NGAY đến số điện thoại 0908308123 để được Luật sư doanh nghiệp tư vấn pháp luật MIỄN PHÍ hoặc tìm hểu các thông tin pháp lý cần thiết thông qua nội dung bài viết dưới đây.
- Luật doanh nghiệp 2020
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
- Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.
Giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp theo quyết định của doanh nghiệp hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định về các trường hợp bắt buộc phải giải thể doanh nghiệp tại điều 207 Luật doanh nghiệp 2020.
- Thông báo về giải thể công ty;
- Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc giải thể doanh nghiệp;
- Phương án giải quyết nợ (nếu có).
- Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có);
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Sau thời hạn 180 ngày kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh nhận được thông báo kèm theo nghị quyết, quyết định giải thể của doanh nghiệp mà Phòng Đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ đăng ký giải thể của doanh nghiệp và ý kiến phản đối bằng văn bản của bên có liên quan, Phòng Đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng đã giải thể, gửi thông tin về việc giải thể của doanh nghiệp cho Cơ quan thuế, đồng thời ra thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn nêu trên.
Bước 1: Thông qua nghị quyết, quyết định giải thể công ty
Bước 2: Thông báo công khai nghị quyết, quyết định và biên bản họp giải thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động.
Bước 3: Tổ chức thanh lý và thanh toán tài sản doanh nghiệp
Bước 4. Cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo tình trạng đang làm thủ tục giải thể.
Bước 5. Gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp khi doanh nghiệp thanh toán hết các khoản nợ.
Bước 6. Cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 1: Cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Bước 2: Ra quyết định giải thể và gửi quyết định này đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp và công khai quyết định này
Bước 3: Tổ chức thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ
Bước 4: Nộp yêu cầu giải thể doanh nghiệp
Bước 5: Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật trình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
1. Chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
Trước khi nộp hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
2. Thứ tự ưu tiên thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp
Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên lần lượt là: Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết; Nợ thuế; Các khoản nợ khác.
3. Không thực hiện các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể
Khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp bị nghiêm cấm thực hiện một số hoạt động nhất định.
Xem thêm: Sau khi có quyết định giải thể, doanh nghiệp bị cấm thực hiện những hoạt động nào?
Theo quy định pháp luật hiện hành, doanh nghiệp khi công bố thông tin giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ không phải chịu phí, lệ phí nhà nước. Ngoài ra còn có thể phát sinh một số chi phí như chi phí đi lại, chi phí làm hồ sơ, thuê dịch vụ và các chi phí liên quan khác.
Trường hợp không thể tự mình tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp, không có thời gian thực hiện, chưa nắm rõ quy định pháp luật về giải thể doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay với Luật Hoàng Anh để được tư vấn và cung cấp dịch vụ với chi phí tốt nhất. Trên đây là nội dung tư vấn pháp luật về quy trình giải thể. Trường hợp có thắc mắc, hãy LIÊN HỆ NGAY với Công ty Luật Hoàng Anh qua số điện thoại 0908308123 để được tư vấn trực tiếp và cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng bởi những Luật sư UY TÍN - CHẤT LƯỢNG.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh