2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Chi nhánh là gì?
Các doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động thường có xu hướng mở rộng phạm vi kinh doanh hoặc mở rộng mô hình kinh doanh. Một trong những phương thức tối ưu và được đa số các doanh nghiệp lựa chọn đó là thành lập chi nhánh.
Khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã ghi nhận khái niệm về chi nhánh như sau:
“1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.”
Trên thực tế, chi nhánh là để chỉ các doanh nghiệp muốn thành lập thêm một đơn vị phụ thuộc của mình tại một địa điểm khác ngoài trụ sở chính, để thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp tùy theo sự ủy quyền.
Như vậy, có thể thấy chi nhánh công ty là tổ chức được thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ có con dấu và tài khoản riêng nhưng chưa độc lập hoàn toàn về tài sản, phải nhân danh doanh nghiệp để thực hiện các quan hệ pháp luật chứ không nhân danh bản thân chi nhánh thực hiện các quan hệ pháp luật nên không có tư cách pháp nhân.
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì không có giới hạn số lượng chi nhánh, vì vậy doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.
Thủ tục thành lập chi nhánh của công ty cổ phần
Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm:
Thông báo thành lập chi nhánh theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
Bản sao nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần)
Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh.
Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh
Bước 2: Nộp hồ sơ lên cơ quan đăng ký kinh doanh
Theo đó, hồ sơ được nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi mở chi nhánh.
Hoặc nộp online qua website: dangkykinhdoanh.gov.vn.
Bước 3: Xử lý hồ sơ
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.
Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh