2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Để phù hợp với kế hoạch sản xuất, kinh doanh của công ty, đặc biệt đối với những công ty đa ngành nghề, việc hoạt động kinh doanh quá nhiều ngành nghề trong quá trình triển khai hoạt động kinh doanh sẽ dẫn đến rất khó quản lý lợi nhuận, thu chi trong từng lĩnh vực. Một giải pháp được đề ra đó là thành lập công ty con. Công ty con là những cá thể độc lập trong từng lĩnh vực, cùng với đầu tư tài chính, máy móc cũng như công nghệ từ công ty mẹ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để công ty con có thể phát triển chuyên về một lĩnh vực nhất định. Vây công ty con là gì? Thủ tục thành lập công ty con được quy định như thế nào? Hãy cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu qua bài viết dưới đây
Theo khoản 1 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
“1. Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.”
Như vậy, công ty được coi là công ty con của một công ty mẹ khác nếu thuộc 03 trường hợp trên.
Lưu ý:
- Công ty mẹ, công ty con không phải là loại hình doanh nghiệp.
- Công ty con không được đầu tư mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được đồng thời cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau (theo khoản 2 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020).
- Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty con cũng giống như thủ tục thành lập một công ty bình thường.
Hồ sơ thành lập công ty con bao gồm:
1. Điều lệ công ty;
2. Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp;
3. Danh sách thành viên, cổ đông (trong trường hợp công ty con là công ty TNHH từ hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần);
4. Bản sao giấy tờ pháp lý
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
- Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Ngoài những giấy tờ như trên, công ty mẹ phải nộp thêm các loại giấy tờ sau:
- Quyết định của chủ sở hữu/chủ tịch hội đồng thành viên/hội đồng quản trị về việc cử người góp vốn hoặc quản lý công ty con.
- 01 bản sao y CMND/CCCD/Hộ chiếu của người được công ty mẹ cử góp vốn và quản lý.
- 01 bản sao y Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty mẹ.
Bước 1: Nộp hồ sơ
Có 02 cách thức để nộp hồ sơ, cụ thể:
Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Cách 2: Đăng ký qua mạng tại Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bằng chữ ký số công cộng hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh (đối với Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh phải đăng ký qua mạng).
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Bước 3: Nhận kết quả
Khi nhận kết quả, người đại diện theo pháp luật mang giấy biên nhận giải quyết hồ sơ; nếu không phải là người đại diện theo pháp luật thì người được ủy quyền phải mang văn bản ủy quyền và nộp bản sao hợp lệ một trong các loại giấy tờ sau:
- Đối với công dân Việt Nam: CCCD/CMND/Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
- Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
* Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
* Lệ phí giải quyết: Miễn lệ phí.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh