2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Ngày nay khi mà nền kinh tế thị trường phát triển, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra rất khốc liệt. Nếu doanh nghiệp không có đủ khả năng cũng như những phương án kinh doanh thích hợp thì việc phá sản công ty là hoàn toàn có thể xảy ra, kể cả đối với loại hình công ty cổ phần. Vậy pháp luật hiện hành quy định thế nào về trách nhiệm của cổ đông khi phá sản công ty cổ phần. Hãy cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu qua bài viết sau.
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật phá sản 2014: “Phá sản là tình trạng doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.”
Theo đó, công ty cổ phần bị coi là phá sản khi đáp ứng 2 điều kiện sau:
- Mất khả năng thanh toán: không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
- Phải có quyết định tuyên bố phá sản của tòa án.
Như vậy, chỉ khi tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản thì doanh nghiệp mất khả năng thanh toán mới được coi là ở trong tình trạng phá sản. Hơn nữa, pháp luật đã quy định một giai đoạn chờ là ba tháng kể từ ngày khoản nợ liên quan đến hạn, qua đó tạo thêm cơ hội để doanh nghiệp thanh toán nợ và giảm áp lực “đe dọa” nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản từ phía chủ nợ. Trong khoảng thời gian kể từ khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho tới khi tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp có thể khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán (chẳng hạn có được nguồn thu đáng kể từ việc thực hiện hợp đồng hay được cấp một khoản tín dụng mới). Ngay cả khi mất khả năng thanh toán và đã bị chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp vẫn có cơ hội đạt được thỏa thuận với chủ nợ này về việc rút đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (Điều 37 Luật phá sản 2014).
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 111 Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định: “Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.”
Theo đó, về nguyên tắc thì cổ đông của công ty cổ phần sẽ phải chịu trách nhiệm hữu hạn tương ứng với số cổ phần đã góp.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 4 Điều 113 Luật doanh nghiệp 2020 thì cổ đông sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng với cổ phần đã đăng ký mua trong trường hợp sau: “Cổ đông chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua phải chịu trách nhiệm tương ứng với tổng mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời hạn trước ngày công ty đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều này.”
Tóm lại, về nguyên tắc cổ đông sẽ chịu trách nhiệm giới hạn trong phạm vi cổ phần đã mua/ đã đăng ký mua đối với nghĩa vụ tài sản của công ty.
Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp, khi công ty cổ phần phá sản thì công ty sẽ chịu trách nhiệm hữu hạn bằng toàn bộ tài sản của công ty đối với các khoản nợ của công ty. Theo đó, cổ đông của công ty cổ phần cũng sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng với cổ phần đã mua/đã đăng ký trong việc thực hiện nghĩa vụ tài sản khi công ty phá sản.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh