Biên bản nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng?

Thứ sáu, 17/11/2023, 02:36:42 (GMT+7)

Biên bản nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng mới nhất 2023. Mức xử phạt vi phạm quy định về nghiệm thu theo quy định của pháp luật hiện hành.

Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng là gì, có nội dung như thế nào? Hãy GỌI NGAY tới số điện thoại 0908308123 để được dịch vụ luật sư doanh nghiệp tư vấn MIỄN PHÍ một cách NHANH CHÓNG - ĐẦY ĐỦ nhất hoặc tìm hiểu các thông tin pháp lý cần thiết thông qua nội dung bài viết dưới đây.

Nghiệm thu công việc xây dựng là gì?

Điều 21, Nghị định 06/2021/NĐ-CP ngày 18/06/2021 của Chính phủ quy định chi tiết về nghiệm thu công việc xây dựng. Cụ thể:

Nghiệm thu là quá trình kiểm định, thu nhận và kiểm tra. Nghiệm thu công việc xây dựng là bước đầu tiên trong quá trình nghiệm thu công trình xây dựng - là việc kiểm định, thu nhận và kiểm tra các công việc trong xây dựng. đánh giá chất lượng công việc xây dựng đã được thi công, nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản.

Nghiệm thu công việc xây dựng là bước quan trọng trong quản lý thi công công trình xây dựng, nhằm đánh giá kế hoạch, tiến độ thi công thực tế trên công trường Đồng thời chịu trách nhiệm về kết quả đánh trong chất lượng công việc xây dựng đã được thi công, nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản.

Biên bản nghiệm thu là gì?

Nghiệm thu được coi là một công việc quan trọng trong quá trình xây dựng và phải được lập thành biên bản với ý nghĩa kiểm tra đánh giá chất lượng công trình, từ đó xác định công trình có được đưa vào sử dụng hay không, hoặc có những hạng mục công trình nào cần được sửa chữa và thay đổi để hoàn thiện công trình đó. Cùng với đó, biên bản nghiệm thu xác thực và ý nghĩa đối với việc triển khai thanh lý hợp đồng, từ cơ sở biên bản nghiệm thu hoàn toàn có thể làm biên bản thanh lý hợp đồng để ghi nhận số lượng công việc đã làm, đánh giá về chất lượng của việc làm tiến hành của chủ thầu xây dựng.

Theo đó, có thể hiểu đơn giản Biên bản nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng là biên bản do các đơn vị, tổ chức lập ra nhằm lập ra để ghi chép lại những hạng mục công trình đã được thực hiện theo thỏa thuận trước đó của các bên làm minh chứng cho sự kiểm nghiệm và bàn giao giữa các bên.

Chủ thể và căn cứ nghiệm thu công việc xây dựng 

- Căn cứ vào kế hoạch thí nghiệm, kiểm tra đối với các công việc xây dựng và tiến độ thi công thực tế trên công trường, người trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình và người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá chất lượng công việc xây dựng đã được thi công, nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản.

- Người giám sát thi công xây dựng công trình phải căn cứ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng, các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng có liên quan đến đối tượng nghiệm thu để kiểm tra các công việc xây dựng được yêu cầu nghiệm thu.

Thời gian nghiệm thu công việc xây dựng 
Người giám sát thi công xây dựng phải thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng trong khoảng thời gian không quá 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị nghiệm thu công việc xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng. 

Trường hợp không đồng ý nghiệm thu phải thông báo lý do bằng văn bản cho nhà thầu thi công xây dựng.

Nội dung biên bản và thành phần ký biên bản nghiệm thu công việc xây dựng

a. Nội dung biên bản nghiệm thu công việc xây dựng 
Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng được lập cho từng công việc xây dựng hoặc lập chung cho nhiều công việc xây dựng của một hạng mục công trình theo trình tự thi công, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

+ Tên công việc được nghiệm thu;

+ Thời gian và địa điểm nghiệm thu;

+ Thành phần ký biên bản nghiệm thu;

+ Kết luận nghiệm thu, trong đó nêu rõ chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu; đồng ý cho triển khai các công việc tiếp theo; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc đã thực hiện và các yêu cầu khác (nếu có);

+ Chữ ký, họ và tên, chức vụ của người ký biên bản nghiệm thu;

+ Phụ lục kèm theo (nếu có).

b. Thành phần ký biên bản nghiệm thu công việc xây dựng
Biên bản nghiệm thu với các nội dung tại mục a thì thành phần ký biên bản nghiệm thu được quy định như sau: 

+ Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư;

+ Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu thi công xây dựng hoặc của tổng thầu, nhà thầu chính;

+ Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu phụ đối với trường hợp có tổng thầu, nhà thầu chính.

Mức phạt vi phạm quy định về nghiệm thu

Hành vi vi phạm quy định về nghiệm thu công trình xây dựng có thể bị phạt cảnh cáo hoặc xử phạt hành chính từ 20.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng, được quy định tại Điều 18 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP như sau: 

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với các trường hợp sau:

Nghiệm thu không đúng trình tự, thủ tục quy định;

Không gửi văn bản đến cơ quan chuyên môn về xây dựng đề nghị kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định.

- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi đưa bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng khi chưa tổ chức nghiệm thu theo quy định.

- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng nếu có các hành vi sau:

Nghiệm thu khi khối lượng công việc chưa thực hiện hoặc khối lượng nghiệm thu lớn hơn khối lượng thực tế đã thực hiện đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án PPP;

Công trình đã nghiệm thu không đảm bảo về chất lượng công trình.

Mẫu biên bản nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do –Hạnh phúc

…, ngày …tháng… năm…

BẢN NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

BÀN GIAO ĐƯA VÀO SỬ DỤNG

1. Tên công trình: ……………………………………………………………

2. Địa điểm nghiệm thu công trình: …………………………………………….

3. Thời gian nghiệm thu: ………………………………………………

4. Thành phần tham gia nghiệm thu

4.1. Đại diện của chủ đầu tư 

Ông/bà: …………………………………………………………….

Chức vụ: …………………………………………………………………

Ông/bà: …………………………………………………………….

Chức vụ: …………………………………………………………………

4.2. Đại diện của bên tư vấn giám sát:

Ông/bà: …………………………………………………………….

Chức vụ: …………………………………………………………………

Ông/bà: …………………………………………………………….

Chức vụ: …………………………………………………………………

4.3. Đại diện bên thi công công trình xây dựng

Ông/bà: …………………………………………………………….

Chức vụ: …………………………………………………………………

Ông/bà: …………………………………………………………….

Chức vụ: …………………………………………………………………

5. Thời gian thực hiện nghiệm thu:

Từ: ….giờ…ngày….tháng …năm… đến: ….giờ…ngày….tháng …năm…

6. Nội dung đánh giá của công trình đã được thực hiện:

– Tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu;

– Chất lượng hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng (đối chiếu với thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật);

Các ý kiến khác nếu có.

7. Kết luận

– Chấp nhận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng để đưa vào sử dụng.

– Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có.

Các bên trực tiếp nghiệm thu chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định nghiệm thu này.

Đại diện của chủ đầu tư                Đại diện bên thi công xây dựng

 

                ĐẠI DIỆN BÊN TƯ VẤN GIÁM SÁT

Trên đây là nội dung tư vấn pháp luật về biên bản nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định của pháp luật. Trường hợp nếu như có thắc mắc hoặc có vấn đề nào chưa rõ, đừng ngần ngại liên hệ với Công ty Luật Hoàng Anh qua số hotline: 0908 308 123 để được các Luật sư của chúng tôi TƯ VẤN MIỄN PHÍ.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư