2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
- Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014, sửa đổi bổ sung bởi Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020.
- Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng
Loại công trình xây dựng được xác định theo tính chất kết cấu và công năng sử dụng công trình.
Theo đó, loại công trình xây dựng gồm:
Phân loại theo tính chất kết cấu: nhà kết cấu dạng nhà; cầu, đường, hầm, cảng; trụ, tháp, bể chứa, silô, tường chắn, đê, đập, kè; kết cấu dạng đường ống; các kết cấu khác;
Phân loại theo công năng sử dụng: công trình sử dụng cho mục đích dân dụng; công trình sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp; công trình cung cấp các cơ sở, tiện ích hạ tầng kỹ thuật; công trình phục vụ giao thông vận tải; công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn; công trình sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh.
Cấp công trình xây dựng được xác định cho từng loại công trình gồm cấp công trình xây dựng phục vụ quản lý hoạt động đầu tư xây dựng và cấp công trình xây dựng phục vụ thiết kế xây dựng công trình, gồm:
Cấp công trình xây dựng phục vụ quản lý hoạt động đầu tư xây dựng
Cấp công trình xây dựng phục vụ thiết kế xây dựng công trình và phục vụ quản lý nội dung khác
Dựa vào khoản 38, Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2020 thì khái niệm thi công xây dựng công trình được quy định như sau:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
28. Thi công xây dựng công trình gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình xây dựng."
Như vậy, có thể hiểu đơn giản giám sát thi công xây dựng công trình là việc theo dõi, quan sát quá trình thi công xây dựng bao gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi, phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình xây dựng.
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 120 Luật Xây dựng năm 2014 sửa đổi bổ sung năm 2020 thì công trình xây dựng phải được giám sát về chất lượng, khối lượng, tiến độ an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công.
Theo đó, việc giám sát thi công phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Thực hiện trong suốt quá trình thi công từ khi khởi công xây dựng, trong thời gian thực hiện cho đến khi hoàn thành và nghiệm thu công việc, công trình xây dựng;
Giám sát thi công công trình đúng thiết kế xây dựng được phê duyệt, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định về quản lý, sử dụng vật liệu xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật và hợp đồng xây dựng;
Trung thực, khách quan, không vụ lợi.
Ngoài ra, Chủ đầu tư xây dựng (hay còn gọi là chủ đầu tư) là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng. Khoản 2, Điều 19, Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định chủ đầu tư được quyền tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình nếu đủ điều kiện năng lực hoặc thuê tổ chức tư vấn đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện giám sát một, một số hoặc toàn bộ các nội dung giám sát tại mục 2.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh