2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hiện nay, tội phạm ngày càng tinh vi và có mặt ở khắp mọi nơi. Để kịp thời phòng ngừa, phát hiện và điều tra những vụ án hình sự nhằm bảo đảm trật tự xã hội và thượng tôn pháp luật đòi hỏi những cá nhân tổ chức có thẩm quyền phải tinh vi, nhạy bén trong hoạt động điều tra hình sự. Thông qua quá trình này, các điều tra viên thực hiện các hoạt động điều tra về những người phạm tội, mức độ nghiêm trọng của tội phạm và xử lý theo mức độ hình sự. Hãy GỌI NGAY tới số điện thoại 0908308123 để được Luật sư tư vấn hình sự MIỄN PHÍ và cung cấp dịch vụ phù hợp theo yêu cầu hoặc tìm hiểu các thông tin cơ bản trong nội dung bài viết dưới đây.
- Bộ luật Tố tụng hình sự 2015;
- Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015.
Điều 45 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 quy định:
1. Điều tra viên là người được bổ nhiệm để làm nhiệm vụ Điều tra hình sự.
2. Điều tra viên gồm có các ngạch sau đây:
a) Điều tra viên sơ cấp;
b) Điều tra viên trung cấp;
c) Điều tra viên cao cấp.
Theo đó điều tra viên là chủ thể tham gia tiến hành tố tụng thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của cấp trên thuộc cơ quan điều tra như thủ trưởng, phó thủ trưởng. Việc tiến hành điều tra của Điều tra viên nhằm mục đích chính là thu thập chứng cứ, chứng minh tội phạm có thật sự phạm tội hay không và làm sáng tỏ các tình tiết vụ án một cách nhanh chóng, toàn diện, tránh oan sai, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm.
Điều tra viên được chia làm 3 ngạch: điều tra viên sơ cấp, điều tra viên trung cấp, điều tra viên cao cấp
Điều 46 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 quy định điều tra viên có những tiêu chuẩn chung sau đây:
Thứ nhất, là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Thứ hai, có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên.
- Thứ ba, có thời gian làm công tác pháp luật theo quy định của Luật này.
- Thứ tư, đã được đào tạo về nghiệp vụ Điều tra.
- Thứ năm, có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Điều 47 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 quy định Người có đủ tiêu chuẩn quy định đối với tiêu chuẩn chung của điều tra viên như đã nêu ở trên và là sĩ quan Công an nhân dân tại ngũ, sĩ quan Quân đội nhân dân tại ngũ, cán bộ Viện kiểm sát nhân dân và có đủ các Điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên sơ cấp:
- Có thời gian làm công tác pháp luật từ 04 năm trở lên;
- Có năng lực Điều tra các vụ án thuộc loại tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng;
- Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Điều tra viên sơ cấp.
Điều 48 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 quy định những người có đủ tiêu chuẩn chung của điều tra viên và có đủ các Điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên trung cấp:
- Đã là Điều tra viên sơ cấp ít nhất là 05 năm;
- Có năng lực Điều tra các vụ án thuộc loại tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;
- Có khả năng hướng dẫn các hoạt động Điều tra của Điều tra viên sơ cấp;
- Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Điều tra viên trung cấp.
Trường hợp do nhu cầu cán bộ của Cơ quan Điều tra, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 46 của Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 quy định, các điểm b, c và d Khoản 1 Điều 48 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 quy định, đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 09 năm trở lên thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên trung cấp.
Điều 49 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 quy định người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 46 của Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 quy định và có đủ các Điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên cao cấp:
- Đã là Điều tra viên trung cấp ít nhất 05 năm;
- Có năng lực Điều tra các vụ án thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp;
- Có khả năng nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất biện pháp phòng, chống tội phạm;
- Có khả năng hướng dẫn các hoạt động Điều tra của Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung cấp;
- Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Điều tra viên cao cấp.
Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của Cơ quan Điều tra, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 46 của Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 quy định, các điểm b, c, d và đ Khoản 1 Điều 49 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 và đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 14 năm trở lên thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên cao cấp.
Như vậy có thể thấy, tùy vào mỗi ngạch của điều tra viên mà những tiêu chuẩn bổ nhiệm điều tra viên cũng được nâng cao hơn. Điều này là hoàn toàn hợp lí bởi thực tế cho thấy, các đối tượng tội phạm ngày càng tinh vi, cần có một nguồn điều tra viên có đầy đủ kinh nghiệm, chuyên môn nghiệp vụ để quá trình điều tra diễn ra nhanh chóng, kịp thời và chính xác.
Pháp luật quy định Điều tra viên được bổ nhiệm lần đầu có thời hạn là 05 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc nâng ngạch thì thời hạn là 10 năm.
Điều 53 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 quy định:
- Điều tra viên được tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh và các hoạt động Điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan Điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra.
- Điều tra viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự khi được phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và Điều tra vụ án hình sự.
Điều tra viên có trách nhiệm sau đây:
+ Tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra;
+ Từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong các trường hợp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định;
+ Chấp hành quy định của pháp luật về những việc cán bộ, công chức hoặc cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân không được làm.
Điều tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra về hành vi, quyết định của mình.
Căn cứ theo Điều 54 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định về những việc Điều tra viên không được làm cụ thể như sau:
- Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức hoặc cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân không được làm.
- Tư vấn cho người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án, vụ việc không đúng quy định của pháp luật.
- Can thiệp vào việc giải quyết vụ án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án, vụ việc.
- Đưa hồ sơ, tài liệu vụ án, vụ việc ra khỏi cơ quan nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
- Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án, vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định.
Trải qua thời gian về sự thay đổi của các quy định pháp luật chức đanh diều tra viên cũng có những điểm mới, cụ thể:
- Điều 30 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 quy định Điều tra viên có ba “bậc” là Điều tra viên Sơ cấp, Điều tra viên Trung cấp và Điều tra viên Cao cấp. Tuy nhiên, Điều 45 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự đã thay “các bậc điều tra viên” thành “các ngạch điều tra viên”, bao gồm: Điều tra viên Sơ cấp; Điều tra viên Trung cấp; Điều tra viên Cao cấp.
Có thể thấy sự thay đổi này nhằm đảm bảo sự phù hợp với quy định về các ngạch Thẩm phán, Kiểm sát viên trong quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014. Tạo nên sự thống nhất trong tên gọi các chức danh tư pháp, cũng như thu gọn đầu mối hoạt động của các cơ quan tư pháp hiện nay.
Trên đây là nội dung các vấn đề pháp lý cơ bản nhất liên quan đến quy định pháp luật về điều tra viên. Nếu như có thắc mắc hoặc có vấn đề nào chưa rõ, đừng ngần ngại liên hệ với Công ty Luật Hoàng Anh qua số hotline: 0908 308 123 để trao đổi và làm rõ thêm.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh