Luật sư tư vấn bảo lĩnh miễn phí

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:08 (GMT+7)

Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh

Bảo lĩnh là gì?

Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định 06 biện pháp ngăn chặn, bao gồm: bắt người, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm.

Khoản 1 Điều 121 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định khái niệm bảo lĩnh như sau:

“Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.”

Biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự được hiểu là các biện pháp cưỡng chế về mặt tố tụng áp dụng khi có đủ căn cứ đối với bị can, bị cáo hoặc người chưa bị khởi tố trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, để ngăn chặn những hành vi nguy hiểm của họ đối với xã hội, ngăn ngừa họ tiếp tục thực hiện tội phạm, bỏ trốn hoặc gây cản trở việc điều tra, xét xử hoặc thi hành án.

Thẩm quyền ra quyết định bảo lĩnh

Những người có thẩm quyền ra quyết định bảo lĩnh, bao gồm: 

  • Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, quyết định bảo lĩnh phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;

  • Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;

  • Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử;

  • Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định bảo lĩnh.

Hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn quyết định bảo lĩnh

Hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn quyết định về việc bảo lĩnh bao gồm:

  • Văn bản đề nghị xét phê chuẩn và quyết định áp dụng biện pháp bảo lĩnh;

  • Giấy cam đoan có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh đối với trường hợp cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh cho bị can;

  • Giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người nhận bảo lĩnh cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người nhận bảo lĩnh làm việc, học tập đối với trường hợp cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can (phải có giấy cam đoan của ít nhất 02 người bảo lĩnh);

  • Giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ của bị can được bảo lĩnh theo quy định tại pháp luật;

  • Chứng cứ, tài liệu về hành vi phạm tội, nhân thân của bị can để xác định tính chất, mức độ hành vi của bị can không cần thiết phải áp dụng biện pháp tạm giam.

Chi phí khi sử dụng dịch vụ tư vấn bảo lĩnh

Chi phí tư vấn tùy theo nhu cầu của khách hàng. Để tiết kiệm thời gian, chi phí và để được cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, tận tình nhất, Quý Khách hàng có thể liên lạc với Luật Hoàng Anh qua những cách thức sau:

- Hotline: 0908 308 123 

- Email: luatsu@luathoanganh.vn 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư