2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Pháp luật thi hành tạm giữ tạm giam là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh nguyên tắc, trình tự, thủ tục thi hành tạm giữ, tạm giam; tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam; quyền, nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thi hành tạm giữ, tạm giam.
Cơ sở pháp lý
- Luật Thi hành tạm giữ tạm giam số 94/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015;
- Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015;
- Nghị định 120/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Thi hành tạm giữ tạm giam.
Theo Điều 118, 119 Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015 quy định về tạm giam, tạm giữ như sau:
Tạm giữ là trường hợp bắt người trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc bị bắt theo lệnh truy nã.
Tạm giam là thời gian áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.
Người bị tạm giữ là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giữ, gia hạn tạm giữ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Người bị tạm giam là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, bao gồm bị can; bị cáo; người bị kết án phạt tù, người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án; người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ.
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm quyền con người, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh lệnh, quyết định về tạm giữ, tạm giam, trả tự do của cơ quan, người có thẩm quyền.
3. Bảo đảm nhân đạo; không tra tấn, truy bức, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
4. Bảo đảm cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân nếu không bị hạn chế bởi Luật này và luật khác có liên quan.
5. Áp dụng các biện pháp quản lý giam giữ phải căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, độ tuổi, giới tính, sức khỏe; bảo đảm bình đẳng giới, quyền, lợi ích chính đáng của phụ nữ, trẻ em và các đặc điểm nhân thân khác của người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam gồm:
Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam trong Công an nhân dân
Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam trong Quân đội nhân dân.
Cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam bao gồm:
Trại tạm giam thuộc Bộ Công an;
Trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng;
Trại tạm giam Công an cấp tỉnh; trại tạm giam thuộc quân khu và tương đương (sau đây gọi chung là trại tạm giam cấp quân khu);
Nhà tạm giữ Công an cấp huyện; nhà tạm giữ Cơ quan điều tra hình sự khu vực trong Quân đội nhân dân;
Buồng tạm giữ của đồn biên phòng ở hải đảo, biên giới xa trung tâm hành chính cấp huyện.
Chế độ ăn, ở: Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được bảo đảm tiêu chuẩn về khối lượng và chất lượng thực phẩm ăn uống. Đồng thời được nhận quà người thân gửi trong khoảng thời hạn quy định. Chỗ nằm ngủ tối thiểu 02 m2.
Chế độ mặc và tư trang: Người bị tạm giữ, tạm giam được sử dụng quần áo, những đồ dùng thực sự cần thiết cho sinh hoạt cá nhân và được cán bộ quản lý cẩn thận.
Chế độ gửi, nhận thư, sách, báo và tài liệu: Người bị tạm giữ tạm giam được nhận thư khi được cho phép và phải đảm bảo thư sách, báo, tài liệu được kiểm duyệt trước.
Chế độ chăm sóc y tế: Kinh phí khám bệnh, chữa bệnh, phòng, chống dịch bệnh cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Chế độ sinh hoạt tinh thần: Người bị tạm giữ, tạm giam được phát báo, nghe truyền thanh, tổ chức xem các chương trình địa phương khi được sự cho phép.
Đối với người dưới 18 tuổi: Thời hạn tạm giam đối với người bị buộc tội bằng hai phần ba thời hạn tạm giam đối với người đủ 18 tuổi trở lên quy định tại Bộ luật này. Khi không còn căn cứ để tạm giữ, tạm giam thì cơ quan, người có thẩm quyền phải kịp thời hủy bỏ, thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác.
Theo Điều 35 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 thì người bị tạm giam là phụ nữ có thai được hưởng các chế độ sau:
Được bố trí nơi ở hợp lý, được khám thai, được chăm sóc y tế, được hưởng chế độ ăn uống bảo đảm sức khỏe;
Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là phụ nữ có thai hoặc có con dưới 36 tháng tuổi ở cùng thì được bố trí chỗ nằm tối thiểu là 3m2.
Nếu sinh con thì được bảo đảm tiêu chuẩn, định lượng ăn theo chỉ dẫn của y sĩ hoặc bác sĩ, được cấp thực phẩm, định lượng ăn theo chỉ dẫn của y sĩ hoặc bác sĩ, được cấp thực phẩm, đồ dùng, thuốc men cần thiết cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh, được bảo đảm thời gian cho con bú trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ.
Cơ sở giam giữ có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị đăng ký k hai sinh. UBND cấp xã nơi cơ sở giam giữ đóng trụ sở có trách nhiệm đăng ký và cấp giấy khai sinh.
Đối với người bị tạm giam có con từ đủ 36 tháng tuổi trở lên thì phải gửi con về cho thân nhân nuôi dưỡng. Trường hợp không có thân nhân nhận nuôi dưỡng thì thủ trưởng cơ sở giam giữ đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi có cơ sở giam giữ chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận, nuôi dưỡng. Trong thời hạn 2 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận, nuôi dưỡng. Người bị tạm giam sau khi được trả tự do được nhận lại con đang được cơ sở bảo trợ xã hội nuôi dưỡng.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh