Dịch vụ tư vấn pháp luật về các vấn đề bạo lực gia đình

Thứ năm, 04/01/2024, 06:50:48 (GMT+7)

Bạo lực gia đình là gì? Quy định pháp lý liên quan đến bạo lực gia đình. Dịch vụ tư vấn pháp luật về bạo lực gia đình miễn phí - hiệu quả.

Bạo lực gia đình là một trong những vấn nạn xã hội đáng lên án bởi không phải chỉ tính nguy hiểm về hành vi mà còn là trái đạo đức, quy định pháp luật về bảo về con người, công dân và để lại hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Việc quy định về phòng chống bạo lực gia đình nhằm đảm bảo một cơ chế tối ưu cho con người phát triển toàn diện. Hãy GỌI NGAY tới số điện thoại 0908308123 để được luật sư riêng cho cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật về các vấn đề bạo lực gia đình hoặc tìm hiểu các thông tin pháp lý cần thiết trong bài viết dưới đây. 

Căn cứ pháp lý

- Luật phòng chống bạo lực gia đình 2022;

- Nghị định 76/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật phòng, chống bạo lực gia đình.

Bạo lực gia đình là gì? 

Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

So với Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007, Luật phòng chống bạo lực gia đình 2022 đã bổ sung thêm cụm từ "tình dục" vào khái niệm bạo lực gia đình. Quy định chặt chẽ, nhận diện thêm được hình thức bạo hành giúp triển khai các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hành vi bạo lực gia đình, bảo vệ người bị bạo lực gia đình. 

Nội dung tư vấn về các vấn đề bạo lực gia đình 

Gia đình là tế bào của xã hội, là hình thức thu nhỏ của xã hội nên bạo hành gia đình có thể coi như là hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với rất nhiều dạng thức khác nhau, có thể là bạo hành về thể xác, bạo hành về tình dục, bạo hành về tinh thần, hay thực hiện hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

Với việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công lý, hiện thực hóa một phần trách nhiệm bảo vệ quyền con người, quyền công dân hiện hành. Chúng tôi – Công ty Luật Hoàng Anh là đơn vị dịch vụ tư vấn về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực hôn nhân gia đình nói chung và bạo hành gia đình nói riêng với những nội dung chính sau đây:

1.1 Các hành vi về bạo hành gia đình bị pháp luật cấm

- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng.

- Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng.

- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.

- Cưỡng ép quan hệ tình dục.

- Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.

- Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình.

- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính.

- Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

Các hành vi bạo lực gia đình bị cấm này dù bất kì ai thực hiện, bao gồm đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì đều được xem là bạo lực gia đình và giải quyết theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

2. Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình

Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình.

- Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc.

- Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật.

- Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này

Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.

Các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong xử lý các hành vi về bạo lực gia đình.

3.1 Trách nhiệm của cá nhân, gia đình

- Giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.

- Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; can ngăn người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt hành vi bạo lực; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình.

- Phối hợp với cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư trong phòng, chống bạo lực gia đình.

- Thực hiện các biện pháp khác về phòng, chống bạo lực gia đình

3.2 Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức khác

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã nêu lên trách nhiệm của rất nhiều cơ quan, tổ chức, trong đó có thể kể tới trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, cụ thể:

- Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên

+ Tuyên truyền, giáo dục, khuyến khích, động viên hội viên và nhân dân chấp hành pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.

+ Kiến nghị những biện pháp cần thiết với cơ quan nhà nước có liên quan để thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác; tham gia phòng, chống bạo lực gia đình, chăm sóc, hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình.

+ Tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

- Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được giao một số trách nhiệm, như:

+ Tuyên truyền, giáo dục, khuyến khích, động viên hội viên và nhân dân chấp hành pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.

+ Kiến nghị những biện pháp cần thiết với cơ quan nhà nước có liên quan để thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác; tham gia phòng, chống bạo lực gia đình, chăm sóc, hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình.

+ Tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

+ Tổ chức cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

+ Tổ chức các hoạt động dạy nghề, tín dụng, tiết kiệm để hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

+ Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình

- Ngoài ra còn có một số cơ quan khác như:

+ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình.

+ Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình.

+ Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương.

4. Biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình

Biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình bao gồm:

- Buộc chấm dứt hành vi bạo lực gia đình;

- Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;

- Cấm tiếp xúc;

- Bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ nhu cầu thiết yếu;

- Chăm sóc, điều trị người bị bạo lực gia đình;

- Trợ giúp pháp lý và tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với hành vi bạo lực gia đình;

- Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình;

- Góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư;

- Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng;

- Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ người bị hại theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình.

5. Xử phạt với hành vi vi phạm bạo hành gia đình

Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Xử phạt vi phạm hành chính: Nghị định 144/2021/NĐ-CP nêu rõ xử phạt hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng, đối với tổ chức là 20.000.000 đồng. Ngoài ra, tùy từng đối tượng và hành vi sẽ có những mức phạt, cụ thể cho những tình huống vi phạm trên thực tế. Hình phạt chính là phạt tiền, ngoài ra còn có hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả.

Truy cứu trách nhiệm hình sự: Điều 185 Bộ luật hình sự 2015 quy định: 

Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

+ Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;

+  Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

+ Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

+ Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.

6. Các vấn đề pháp lý liên quan đến bạo lực gia đình khác.

Chủ thể thực hiện tư vấn pháp luật bạo lực gia đình 

Luật sư là người hành nghề Luật, có kiến thức chuyên môn sâu, có kinh nghiệm hành nghề thực tiễn, là người am hiểu và có thể vận dụng linh hoạt các quy định của pháp luật giúp Khách hàng giải quyết các khó khăn, rắc rối trong mối quan hệ gia đình, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình xảy ra cũng như có hướng giải quyết tốt nhất khi bạo lực gia đình xảy ra nhằm đảm bảo quyền lợi, lợi ích, an toàn đối với Khách hàng. 

Các luật sư của Luật Hoàng Anh là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, trực tiếp tiến hành thủ tục sẽ tư vấn và cung cấp dịch vụ phù hợp - hiệu quả - tiết kiệm chi phí theo yêu cầu của Quý Khách hàng. Nếu như có thắc mắc hoặc có vấn đề nào chưa rõ, đừng ngần ngại liên hệ với Luật Hoàng Anh qua số hotline: 0908 308 123 để trao đổi và làm rõ thêm.

Phương thức liên hệ với Luật Hoàng Anh 

Khi cần thực hiện dịch vụ, Quý Khách hàng có thể liên lạc với Luật Hoàng Anh qua những phương thức tư vấn sau:

- Tư vấn qua điện thoại: Quý Khách hàng vui lòng gọi điện thoại đến số hotline: 0908 308 123 để được Luật sư tư vấn qua điện thoại.

- Tư vấn qua thư điện tử (email): Quý Khách hàng vui lòng gửi email cùng các hồ sơ, tài liệu liên quan (nếu có) đến địa chỉ thư điện tử luatsu@luathoanganh.vn để được tư vấn, phản hồi qua thư điện tử.

- Tư vấn qua văn bản: Quý Khách hàng vui lòng gửi email cùng các hồ sơ, tài liệu liên quan (nếu có) đến địa chỉ thư điện tử luatsu@luathoanganh.vn. Luật Hoàng Anh sẽ soạn thảo văn bản, ký bởi luật sư phụ trách, đóng dấu Công ty Luật và gửi bản cứng đến địa chỉ của Quý Khách hàng. Quý Khách hàng có thể sử dụng văn bản tư vấn của Luật Hoàng Anh trong quá trình làm việc với đối tác, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc các bên liên quan.

- Tư vấn trực tiếp: Quý Khách hàng vui lòng gọi điện thoại đến số hotline: 0908 308 123 đặt lịch hẹn gặp Luật sư tại văn phòng để được tư vấn trực tiếp.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư