2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Tài sản là một trong những vấn đề đáng nói trong hầu hết các loại quan hệ pháp luật, bởi nó có thể được xem là nguyên nhân phát sinh của mọi loại tranh chấp cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên khi thiết lập một quan hệ trên thực tế. Bàn về tài sản trong chế định về hôn nhân và gia đình ở nước ta hiện nay, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về chia tàn sản chung, riêng trong thời kì hôn nhân với ý nghĩa mang tính giải pháp để điều chỉnh các quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng và tạo thuận lợi cho Tòa án trong việc giải quyết vấn đề trên.
Với sứ mệnh thực hiện những yêu cầu về các thủ tục pháp lý, hướng dẫn và giúp đỡ các chủ thể trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Luật Hoàng Anh – công ty tư vấn dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp luôn đồng hành cùng Quý Khách hàng trong mọi vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, trong đó, bao gồm cả dịch vụ tư vấn về phân chia tài sản chung, riêng trong thời kì hôn nhân với quy trình dưới đây:
- Tóm tắt tình huống của khách hàng và xác định quan hệ pháp luật và bản chất của vấn đề;
- Viện dẫn các quy phạm pháp luật đang điều chỉnh về vấn đề đó và xem xét đâu là những quy phạm có thể áp dụng được để bảo đảm về quyền lợi của chủ thế;
- Dựa vào những kinh nghiệm thực tế khi tư vấn dịch vụ và cơ sở các văn bản pháp luật ban hành, chúng tôi sẽ phân tích về quyền, lợi ích và nghĩa vụ để khách hàng nắm được mình được làm gì, không được làm gì và quyền lợi ra sao;
- Tư vấn các giải pháp pháp lý có ích nhất để khách hàng có thể chọn lựa, đảm bảo quyền lợi, mong muốn nhưng không trái quy định của pháp luật;
- Giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng liên quan đến nội dung tư vấn đồng thời trong trường hợp đặc biệt, có thể thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc chia tài sản chung, riêng trong thời kì hôn nhân
1. Nội dung dịch vụ tư vấn về phân chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân
1.1 Tài sản chung của vợ chồng
- Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
- Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
- Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
- Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
1.2 Quyền chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân
- Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
- Các trường hợp thỏa thuận về chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân bị vô hiệu bao gồm:
+ Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
+ Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
* Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng
* Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại
* Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản
* Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức
* Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước
* Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Hình thức của thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
1.3 Nguyên tắc giải quyết việc chia tài sản trong trường hợp không thỏa thuận được và Tòa án giải quyết
Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo những nguyên tắc sau:
- Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
+ Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng
+ Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập
+ Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập
+ Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
- Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
- Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
- Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình
+ Vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
+ Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định
- Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng
Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó. Việc chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng thực hiện như sau:
+ Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết
+ Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng
+ Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định
+ Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định
+ Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh: Vợ, chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.
1.4 Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
- Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.
- Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.
- Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
- Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
1.5 Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
- Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.
- Thỏa thuận của vợ chồng quy định trên không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba.
1.6 Chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
- Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung. Hình thức của thỏa thuận phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
- Kể từ ngày thỏa thuận của vợ chồng về chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung có hiệu lực thì việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng được thực hiện theo quy định về tài sản chung của vợ chồng và tài sản riêng của vợ chồng trong Luật HNGĐ. Phần tài sản mà vợ, chồng đã được chia vẫn thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
- Quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Trong trường hợp việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thì thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung phải được Tòa án công nhận.
2. Nội dung dịch vụ tư vấn về phân chia tài sản riêng trong thời kì hôn nhân
2.1 Tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kì hôn nhân bao gồm:
- Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân
- Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo thỏa thuận chia tài sản riêng trong thời kì hôn nhân
- Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
- Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng và phần hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp
2.2 Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng
- Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.
- Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản.
- Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.
- Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.
2.3 Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng
Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:
- Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng
- Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình
- Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.
3. Nội dung dịch vụ tư vấn về thỏa thuận phân chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân
3.1 Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng
- Trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn
- Hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực.
- Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.
3.2 Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng
- Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản bao gồm:
+ Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng
+ Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình
+ Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản
+ Nội dung khác có liên quan.
- Khi thực hiện chế độ tài sản theo thỏa thuận mà phát sinh những vấn đề chưa được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì áp dụng quy định tại giải quyết về chế độ tài sản chung của vợ chồng
- Vợ chồng có quyền sửa đổi, bổ sung thỏa thuận về chế độ tài sản.
- Hình thức sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản theo thỏa thuận là văn bản có công chứng hoặc chứng thực
3.3 Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu
Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan
- Vi phạm một trong các quy định về nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng; Quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; Giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng; Giao dịch với người thứ ba ngay tình liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán và động sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng
- Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hoàng Anh về phân chia tài sản chung, riêng trong thời kì hôn nhân.
Phạm vi cung cấp dịch vụ tư vấn: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long.
Khi cần thực hiện dịch vụ, Quý Khách hàng có thể liên lạc với Luật Hoàng Anh qua những phương thức tư vấn sau:
- Tư vấn qua điện thoại: Quý Khách hàng vui lòng gọi điện thoại đến số hotline: 0908 308 123 để được Luật sư tư vấn qua điện thoại.
- Tư vấn qua thư điện tử (email): Quý Khách hàng vui lòng gửi email cùng các hồ sơ, tài liệu liên quan (nếu có) đến địa chỉ thư điện tử luatsu@luathoanganh.vn để được tư vấn, phản hồi qua thư điện tử.
- Tư vấn qua văn bản: Quý Khách hàng vui lòng gửi email cùng các hồ sơ, tài liệu liên quan (nếu có) đến địa chỉ thư điện tử luatsu@luathoanganh.vn. Luật Hoàng Anh sẽ soạn thảo văn bản, ký bởi luật sư phụ trách, đóng dấu Công ty Luật và gửi bản cứng đến địa chỉ của Quý Khách hàng. Quý Khách hàng có thể sử dụng văn bản tư vấn của Luật Hoàng Anh trong quá trình làm việc với đối tác, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc các bên liên quan.
- Tư vấn trực tiếp: Quý Khách hàng vui lòng gọi điện thoại đến số hotline: 0908 308 123 đặt lịch hẹn gặp Luật sư tại văn phòng để được tư vấn trực tiếp.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh