2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Bởi nhiều lý do, trường hợp khác nhau mà một bên vợ hoặc chồng muốn bên còn lại hạn chế quyền thăm con sau ly hôn. Vậy trong trường hợp nào có thể yêu cầu hạn chế quyền thăm con sau khi ly hôn? Hãy Gọi Ngay để được Luật sư Tư Vấn Miễn Phí hoặc tìm hiểu các thông tin pháp lý thông qua bài viết dưới đây.
Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”.
Ly hôn bao gồm:
+ Ly hôn đơn phương là trường hợp chỉ có một bên vợ hoặc chồng yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn.
+ Ly hôn thuận tình là việc cả vợ và chồng đều tự nguyện ly hôn.
Hạn chế quyền thăm con hiểu là việc Tòa án hạn chế quyền thăm non con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn khi có căn cứ việc thăm nom con nhằm cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục của người con.
Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:
“ Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Trước hết, Tòa án công nhận sự thỏa thuận của vợ chồng về việc ai là người trực tiếp nuôi con, trong trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được hoặc trường hợp đảm bảo lợi ích tốt nhất của con cái, Tòa án sẽ căn cứ xem xét để quyết định ai sẽ là người trực tiếp nuôi con. Người không trực tiếp nuôi con vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái.
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định như sau:
“ 3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”
Như vậy, trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:
- Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
- Phá tán tài sản của con;
- Có lối sống đồi trụy;
- Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
- Cha, mẹ, người giám hộ của con chưa thành niên, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
- Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên:
+ Người thân thích;
+ Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
+ Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
+ Hội liên hiệp phụ nữ.
- Đơn yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm nom con sau ly hôn (Theo mẫu);
- Bản sao quyết định/ bản án ly hôn;
- Bản sao chứng minh nhân dân, hộ chiếu, căn cước công dân;
- Chứng cứ chứng minh nhằm hạn chế quyền thăm non con của đối phương.
Căn cứ Điều 363 Bộ luật Tố tụng dân sự, thủ tục nhận và xử lý đơn yêu cầu được thực hiện như sau:
– Tòa án nhận đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo và phân công Thẩm phán giải quyết. Nếu đơn chưa đầy đủ thì người yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung;
– Tòa án thụ lý đơn yêu cầu và thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu biết.
– Chuẩn bị xét đơn yêu cầu.
– Tòa án mở phiên họp để giải quyết yêu cầu.
Theo Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, việc yêu cầu hạn chế việc thăm nom con sau ly hôn không có yếu tố nước ngoài do Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết. Trong trường hợp có đương sự ở nước ngoài thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ là cơ quan có quyền giải quyết yêu cầu.
Theo điểm k khoản 2 điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ là Tòa án nơi người bố cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hạn chế quyền thăm nom con sau khi ly hôn hoặc tòa án nơi người mẹ cư trú nếu các bên có sự thỏa thuận theo điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015..
Như vậy, thời gian giải quyết việc yêu cầu hạn chế quyền thăm con sau khi ly hôn thường diễn ra khoảng 01-02 tháng. Tuy nhiên, có thể có nhiều trường hợp, thời gian này sẽ kéo dài hơn do tính chất vụ việc và tình hình thực tế.
Căn theo quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành thì việc yêu cầu giải quyết hạn chế quyền thăm nom con sau khi ly hôn là không theo mức giá ngạch tường đường với 300.000 đồng.
Để đảm bảo an toàn, quyền lợi của con cái, trường hợp yêu cầu hạn chế quyền thăm nom, bạn nên tham khảo ý kiến của Luật sư - những người am hiểu và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này để được tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý cần thiết trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Các luật sư của Luật Hoàng Anh là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, đã từng tham gia rất nhiều các vụ án lớn nhỏ, sẽ tư vấn, hỗ trợ bạn đầy đủ các vấn đề pháp lý cần thiết liên quan và đưa ra các giải pháp tốt nhất đảm bảo quyền, lợi ích của bạn và con cái bạn.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh