Ly hôn khi con dưới 3 tuổi?

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:11 (GMT+7)

Mâu thuẫn trong cuộc sống gia đình hằng ngày là điều khó tránh khỏi. Mâu thuẫn ấy có thể xuất phát từ muôn vàn lý do, như sự bất đồng quan điểm sống giữa vợ và chồng; từ những căng thẳng, áp lực trong cuộc sống. Sự tan vỡ trong hôn nhân là điều không ai m

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Mâu thuẫn trong cuộc sống gia đình hằng ngày là điều khó tránh khỏi. Mâu thuẫn ấy có thể xuất phát từ muôn vàn lý do, như sự bất đồng quan điểm sống giữa vợ và chồng; từ những căng thẳng, áp lực trong cuộc sống. Sự tan vỡ trong hôn nhân là điều không ai mong muốn, và người chịu thiệt thòi hơn tất cả chính là những đứa con, đặc biệt là con cái đang còn rất nhỏ. Vậy, khi con dưới 3 tuổi, vợ chồng ly hôn ai có quyền chăm sóc, nuôi dưỡng? Bài viết dưới đây sẽ trình bày về vấn đề này.

Ly hôn là gì?

Theo khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 nêu rõ: Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Ly hôn có hai trường hợp là thuận tình ly hôn và ly hôn theo yêu cầu của một bên.

Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng. Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hai hình thức: bản án hoặc quyết định.

– Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì Tòa án công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định.

– Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn.

Chăm sóc, nuôi dưỡng con dưới 3 tuổi sau khi ly hôn

Theo Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định như sau:

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Về nguyên tắc thông thường con dưới 3 tuổi được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc. Tuy nhiên, trong trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục thì vợ chồng có thể thỏa thuận để phù hợp với lợi ích của con. Người không trực tiếp nuôi con thì có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người còn lại, cấp dưỡng cho con và có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Tòa án sẽ xem xét các yếu tố sau đây để quyết định ai là người được quyền nuôi con:

+ Điều kiện về vật chất: Nơi ở, môi trường sống, sinh hoạt, học tập… mà mỗi người có thể dành cho con dựa trên công việc của bố mẹ, thu nhập hợp pháp, chỗ ở của bố mẹ;

+ Các yếu tố về tinh thần: Thời gian chăm sóc, nuôi dạy con học tập, tình yêu thương, sự quan tâm của cha mẹ dành cho con, điều kiện vui chơi, giải trí, trình độ học vấn của cha mẹ…

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư