Ly thân có được chia tài sản không?

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:15 (GMT+7)

Trên thực tế, cuộc sống chung giữa vợ và chồng vì rất nhiều lý do khác nhau mà nảy sinh xung đột, mâu thuẫn sâu sắc mà chưa đến mức ly hôn thì sẽ dẫn đến việc vợ, chồng ly thân.

Trên thực tế, cuộc sống chung giữa vợ và chồng vì rất nhiều lý do khác nhau mà nảy sinh xung đột, mâu thuẫn sâu sắc mà chưa đến mức ly hôn thì sẽ dẫn đến việc vợ, chồng ly thân. Vậy ly thân là gì? Vấn đề tài sản trong thời gian ly thân được quy định thế nào? Hãy cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Ly thân là gì?

Theo từ điển Luật Học, ly thân được hiểu là “việc vợ chồng chấm dứt nghĩa vụ sống chung với nhau khi quan hệ hôn nhân chưa hoặc không chấm dứt”. Nghĩa vụ sống chung với nhau của vợ chồng bao gồm: chung nhà, chung bàn ăn và chung chăn gối. Tất nhiên, vợ và chồng không nhất thiết phải sống chung một cách liên tục bởi có những trường hợp vì lý do khách quan mà vợ chồng có thể ở riêng nhưng đó chỉ là sự xa cách về mặt địa lý, còn thực chất họ vẫn luôn quan tâm, yêu thương lẫn nhau; song ít nhất giữa họ luôn phải có mối liên hệ sâu đậm về phương diện sinh hoạt vật chất và thân xác. Việc không chung sống liên tục trong thời gian dài được hiểu là vợ chồng ly thân với nhau.

Ly thân có được chia tài sản không?

Hiện nay Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng như các văn bản pháp luật liên quan chưa quy định cụ thể về vấn đề này.

Tuy nhiên, theo khái niệm ly thân, thì ly thân là khi quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng chưa chấm dứt nên về nguyên tắc tài sản có trong thời kỳ ly thân vẫn là tài sản chung của vợ chồng và sẽ không chia tài sản khi ly thân.

Tuy nhiên một vấn đề khác được đặt ra như sau: Trong thực tế, việc ly thân của các cặp vợ chồng phần nhiều mang tính tự phát, không có thỏa thuận về tài sản chung hoặc tài sản riêng hoặc vợ chồng chỉ thỏa thuận miêng với nhau, do vậy trong nhiều trường hợp, sau thời gian ly thân, nếu hai vợ chồng suy nghĩ lại và quay trở về với nhau thì đương nhiên không phát sinh mâu thuẫn, xung đột. Trường hợp sau một thời gian ly thân, vợ chồng hoặc cả hai bên nhận thấy không thể kéo dài thêm tình trạng hôn nhân được nữa, họ có quyền yêu cầu ly hôn. Vấn đề phát sinh ở đây là tài sản hình thành trong quá trình ly thân được giải quyết thế nào, nghĩa vụ tài sản được xử lý ra sao? Hiện nay,thông thường Tòa án sẽ áp dụng các quy định về tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để giải quyết các tranh chấp về tài sản của vợ chồng. Tài sản chung của vợ chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 được quy định như sau:

Theo Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Xem thêm : Tư vấn chia tài sản khi ly hôn như thế nào

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì giải quyết theo quy định tại điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Cụ thể:

1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định, việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư