2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Có thể thấy việc ly thân giữa các cặp vợ chồng là một hiện tượng khá phổ biến trong xã hội hiện nay, thường xảy ra khi các cặp vợ chồng rơi vào tình trạng mâu thuẫn xảy ra thường xuyên, không thể tìm được tiếng nói chung. Vậy ly thân là gì? Thủ tục ly thân được quy định thế nào? Ly thân và ly hôn khác nhau như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình hiện hành, không có quy định nào về khái niệm ly thân. Ly thân có thể được hiểu là việc hai bên vợ, chồng không còn tình cảm, không sống chung với nhau nhưng chưa thực hiện các thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật. Về bản chất khi ly thân quan hệ vợ chồng chưa chấm dứt. Bởi quan hệ vợ chồng chỉ chấm dứt bằng bản án hoặc quyết định của Toà án khi thực hiện thủ tục ly hôn (khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).
Bởi vậy, ly thân không phải ly hôn và không được pháp luật công nhận. Do đó, hai vợ chồng dù ly thân thì quan hệ hôn nhân vẫn còn tồn tại, hai người vẫn là vợ, chồng hợp pháp và có đầy đủ quyền cũng như phải thực hiện mọi nghĩa vụ giữa vợ và chồng.
Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 nói riêng cũng như pháp luật Việt nam nói chung đều không có quy định nào về thủ tục ly thân bởi vậy khi ly thân các bên không cần thực hiện thủ tục nào theo quy định mà đó chỉ là việc hai bên không còn sống chung với nhau nữa nhưng vẫn giữ quan hệ vợ chồng trên pháp luật. Bên cạnh đó, việc ly thân giữa vợ và chồng không phải là một trong những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định tại Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Vì vậy các bên không thể yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly thân của mình.
Về bản chất
- Mục đích của ly thân là giúp các cặp vợ chồng có thời gian bình tĩnh, suy nghĩ lại, từ đó có thể giải quyết các mâu thuẫn, xung đột. Vì vậy, ly thân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng mà chỉ chấm dứt quan hệ sống chung.
- Ly hôn thường diễn ra khi mâu thuẫn giữa hai vợ chồng không thể tháo gỡ được, dẫn đến yêu cầu phải chấm dứt quan hệ vợ chồng về mặt pháp luật.
Về thủ tục
- Ly thân không cần tuân theo một thủ tục nhất định. Chỉ là việc hai vợ chồng không còn chung sống với nhau nữa.
- Ly hôn cần tuân theo các trình tự, thủ tục theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Về hậu quả pháp lý
- Ly thân chỉ là hình thức vợ chồng không còn chung sống với nhau trên thực tế nhưng trên phương diện pháp lý, giữa họ vẫn tồn tại quan hệ vợ chồng và được pháp luật thừa nhận. Vợ chồng ly thân vẫn có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
- Ly hôn là hình thức làm chấm dứt quan hệ vợ chồng trên phương diện pháp lý. Quan hệ vợ chồng được chấm dứt theo quyết định, bản án của tòa án. Kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì không còn là vợ chồng của nhau và không có các quyền, nghĩa vụ của vợ chồng
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh