Giải quyết tranh chấp hợp đồng như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:03 (GMT+7)

Tranh chấp hợp đồng là sự bất đồng của các bên trong việc thực giao kết, sửa đổi, thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng. Có những hợp đồng phát sinh tranh chấp ngay từ thời điểm chưa giao kết, hoặc có những hợp đồng tranh chấp phát sinh khi các bên đã ký kết b

Hợp đồng là gì?

Theo Điều 385 Bộ luật dân sự năm 2015 thì khái niệm hợp đồng được quy định như sau:

“Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

Các nội dung được đề cập đến trong hợp đồng gồm:

  • Đối tượng của hợp đồng;

  • Số lượng, chất lượng;

  • Giá, phương thức thanh toán;

  • Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

  • Quyền, nghĩa vụ của các bên;

  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

  • Phương thức giải quyết tranh chấp.

Khi nào xảy ra tranh chấp hợp đồng?

Vì hợp đồng mang tính thỏa thuận giữa các bên tham gia nên tranh chấp xảy ra là điều không thể tránh khỏi.

Tranh chấp hợp đồng là sự bất đồng của các bên trong việc thực giao kết, sửa đổi, thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng. Có những hợp đồng phát sinh tranh chấp ngay từ thời điểm chưa giao kết, hoặc có những hợp đồng tranh chấp phát sinh khi các bên đã ký kết biên bản thanh lý hợp đồng. 

Đây không phải là vi phạm hợp đồng mà là việc các bên không thống nhất được quan điểm trong việc xử lý hoạt động hay một vi phạm nào đó. Tranh chấp thường mang theo yếu tố tài sản và gắn liền lợi ích cá nhân các bên.

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng

1. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại

  • Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương mại

Thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động thương mại.

  • Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại

Các bên có quyền tự do thoả thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền đó.

Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào.

  • Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các bên đó mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không được trái với quy định của pháp luật.

  • Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại

Trường hợp pháp luật không có quy định, các bên không có thoả thuận và không có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong Luật này và trong Bộ luật dân sự.

  • Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng

Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại có nghĩa vụ thông tin đầy đủ, trung thực cho người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ mà mình kinh doanh và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin đó.

Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại phải chịu trách nhiệm về chất lượng, tính hợp pháp của hàng hoá, dịch vụ mà mình kinh doanh.

  • Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại

Trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản.

2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự

  • Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.

  • Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

  • Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.

  • Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

  • Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.

Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng

1. Phương thức thương lượng

  • Ưu điểm: tự do, chủ động thỏa thuận giữa 2 bên; quá trình thương lượng không phức tạp đồng thời có thể giữ được bí mật kinh doanh

  • Nhược điểm: Dễ thất bại và đòi hỏi sự tin tưởng và thiện chí đến từ cả hai bên.

2. Phương thức hòa giải

  • Ưu điểm: Nhanh chóng và hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra

  • Nhược điểm: chi phí nếu hòa giải không thành cao.

3. Phương thức giải quyết bởi trọng tài

Các bên thỏa thuận đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại Trọng tài và Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp, sẽ đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.

4. Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng theo thủ tục tố tụng tư pháp

Khi tranh chấp Hợp đồng phát sinh, nếu các bên không tự thương lượng, hòa giải với nhau thì có thể được giải quyết tại Tòa án. Tùy theo tính chất của Hợp đồng là kinh tế hay dân sự mà các tranh chấp phát sinh có thể được Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng kinh tế hay thủ tục tố tụng dân sự.

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư