Cấp giấy phép lao động tại Cục Việc làm cho người nước ngoài

Thứ sáu, 22/03/2024, 09:37:07 (GMT+7)

Dịch vụ cấp giấy phép lao động tại Cục Việc làm cho người nước ngoài tại Luật Hoàng Anh. Các trường hợp cần xin cấp Giấy phép lao động tại Cục Việc làm mới nhất 2024.

Trong bối cảnh Đảng và Nhà nước chú trọng hội nhập quốc tế, mở cửa thị trường nhằm thúc đẩy, phát triển nền kinh tế xã hội, tỷ lệ các nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đang có xu hướng gia tăng mạnh mẽ trong một vài năm trở lại đây. Cùng với đó, nhu cầu đối với thị trường người lao động nước ngoài cũng được các doanh nghiệp, người sử dụng lao động ngày càng chú trọng hơn, nhằm hướng tới môi trường làm việc tiên tiến, hiện đại, chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, việc sử dụng người lao động nước ngoài trong các tổ chức, doanh nghiệp cũng là cơ hội lớn để người lao động Việt Nam được học tập, trau dồi, nâng cao tác phong làm việc, cũng như tiếp thu các kiến thức, công nghệ, kỹ thuật mới thông qua quá trình làm việc với người lao động nước ngoài. Tìm hiểu các thông tin pháp lý liên quan đến quy định về cấp giấy phép lao động tại Cục Việc làm trong bài viết dưới đây. 

Căn cứ quy định tại điểm d Khoản 1, Điều 151 Bộ Luật lao động 2019, một trong những điều kiện tiên quyết, bắt buộc để người lao động nước ngoài có thể làm việc tại Việt Nam là người lao động cần phải có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam cấp, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt được quy định tại Điều 154 Bộ Luật lao động 2019. Hiện nay, pháp luật quy định trách nhiệm cấp giấy phép lao động cho người lao động thuộc về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Việc làm) và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh. Vậy các trường hợp nào thì cần phải xin giấy phép lao động ở cấp Bộ, trình tự, thủ tục xin giấy phép lao động tại Cục Việc làm được thực hiện ra sao, mất bao nhiêu thời gian? Hãy GỌI NGAY cho chúng tôi theo số điện thoại 0908308123 để được luật sư tư vấn luật lao động miễn phí hoặc

1. Căn cứ pháp lý

- Bộ Luật lao động 2019;

- Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 của Chính phủ quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam;

- Nghị định số 70/2023/NĐ-CP ngày 18/09/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 của Chính phủ quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

2. Các trường hợp người lao động nước ngoài cần xin giấy phép lao động tại Cục Việc làm

Căn cứ quy định tại điểm a, Khoản 11 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP, theo đó:

"Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

a) Thực hiện chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài; xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động; cấp, cấp lại, gia hạn và thu hồi giấy phép lao động đối với người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau:

Làm việc cho người sử dụng lao động theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 2 và người sử dụng lao động quy định tại điểm c, d, e khoản 2 Điều 2 Nghị định này do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cho phép thành lập;

Làm việc cho một người sử dụng lao động tại nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương"

Như vậy, có thể hiểu, người lao động nước ngoài làm việc tại các tổ chức quốc tế, văn phòng của dự án nước ngoài tại Việt Nam, văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp, cơ sở giáo dục do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cho phép thành lập hoặc người lao động nước ngoài làm việc tại nhiều địa điểm, cho cùng một người sử dụng lao động thì cần thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động tại Cục Việc làm. 

Dịch vụ cấp giấy phép lao động tại Bộ Lao động

3. Trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép lao động tại Cục Việc làm

Theo cách quy định pháp luật lao động hiện hành, có thể khái quát quy trình thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Việc làm) gồm các bước sau:

Bước 1: Đăng tin tuyển dụng lao động

Việc đăng tin tuyển dụng lao động cần được người sử dụng lao động thực hiện trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. So với quy định tại Nghị định 152/2020, Nghị định 70/2023 đã có những quy định khắt khe hơn đối với việc tuyển dụng lao động, cụ thể:

"c) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024, việc thông báo tuyển dụng người lao động Việt Nam vào các vị trí dự kiến tuyển dụng người lao động nước ngoài được thực hiện trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Việc làm) hoặc Cổng thông tin điện tử của Trung tâm dịch vụ việc làm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập trong thời gian ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến báo cáo giải trình với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc. Nội dung thông báo tuyển dụng bao gồm: vị trí và chức danh công việc, mô tả công việc, số lượng, yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm, mức lương, thời gian và địa điểm làm việc. Sau khi không tuyển được người lao động Việt Nam vào các vị ví tuyển dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này."

Thay vì trước đây, người sử dụng lao động tự chủ động trong việc đăng tuyển lao động thì kể từ ngày 18/09/2023 (ngày Nghị định 70/2023 có hiệu lực), người sử dụng lao động bắt buộc phải đăng tin tuyển dụng thông qua Cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Nội dung thông báo tuyển dụng cũng được quy định chi tiết rõ ràng hơn nhằm mục đích giúp người sử dụng lao động thuận tiện trong việc tuân thủ pháp luật lao động được áp dụng đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam nói riêng cũng như pháp luật lao động Việt Nam nói chung.

Bước 2: Xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài

Căn cứ quy định tại Khoản 2, Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP:

"a) Trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được và báo cáo giải trình với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc theo Mẫu số 01/PL1 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Trong quá trình thực hiện nếu thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài về vị trí, chức danh công việc, hình thức làm việc, số lượng, địa điểm thì người sử dụng lao động phải báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo Mẫu số 02/PL1 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài.

b) Trường hợp người lao động nước ngoài quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 và 8 Điều 154 của Bộ luật lao động và các khoản 1, 2, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 Điều 7 Nghị định này thì người sử dụng lao động không phải thực hiện xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài."

So với quy định tại Nghị định 152/2020, Nghị định 70/2023 đã giảm thời gian xác định nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài từ 30 ngày xuống còn 15 ngày. Điều này tạo thuận lợi cho người sử dụng lao động cũng như người lao động nước ngoài trong công tác cấp phép, giúp người lao động nước ngoài sớm có được giấy phép lao động để được công nhận làm việc hợp pháp tại Việt Nam.

Ngoài ra, pháp luật cũng quy định các trường hợp người sử dụng lao động không phải thực hiện xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài, như người lao động nước ngoài là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ hoặc là chủ tịch hội đồng quản trị hoặc thành viên hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ, Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải, v...v

Thời gian giải quyết hồ sơ xác định nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Việc làm) là 10 ngày làm việc.

Bước 3: Nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động 

Sau khi nhận được văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài từ cơ quan cấp phép, người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động bao gồm:

a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép lao động (Bản gốc);

b) Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ hoặc giấy chứng nhận có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

c) Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp.

Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự được cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.

d) Văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật. Văn bản này phụ thuộc vào chức danh, vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.

e) 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

f) Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.

g) Bản sao chứng thực hoặc có xác nhận của người sử dụng lao động hộ chiếu còn giá trị của người lao động.

h) Các giấy tờ khác có liên quan đến người lao động nước ngoài.

Lưu ý: Tài liệu do nước ngoài cấp thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật; tài liệu phải được dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Thời gian giải quyết hồ sơ cấp giấy phép lao động tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Việc làm) là 05 ngày làm việc.

Như vậy, tổng thời gian thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động kéo dài khoảng 15 ngày làm việc.

4. Không có giấy phép lao động nhưng vẫn làm việc có bị xử phạt hay không?

Như đã đề cập, người lao động nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam bắt buộc phải có giấy phép lao động, ngoại trừ một số trường hợp được Pháp luật quy định miễn giấy phép lao động. Như vậy, việc người lao động nước ngoài không thuộc các trường hợp được miễn giấy phép lao động làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động là hành vi vi phạm pháp luật và bị xử phạt theo quy định của Pháp luật Việt Nam, cụ thể:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 32 Nghị định 122/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, theo đó:

"3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người lao động nước ngoài tại Việt Nam có một trong các hành vi sau đây:

a) Làm việc nhưng không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật;

....."

Hiểu được tầm quan trọng của giấy phép lao động, có nhu cầu xin cấp giấy phép lao động tại Cục Việc làm cho người nước ngoài, đừng ngần ngại liên hệ với Công ty Luật Hoàng Anh qua số hotline: 0908 308 123 để trao đổi và làm rõ thêm về các vấn đề liên quan đến dịch vụ cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài một cách CHÍNH XÁC - NHANH CHÓNG.

 

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư