Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:03 (GMT+7)

Chấm dứt hợp đồng lao động sự kiện pháp lý đánh dấu sự kết thúc quyền và nghĩa vụ của hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Sự kiện này mang ý nghĩa quan trọng đối với việc xác lập quan hệ lao động dựa trên hợp đồng lao động bởi hậu quả pháp lý c

Chấm dứt hợp đồng lao động sự kiện pháp lý đánh dấu sự kết thúc quyền và nghĩa vụ của hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Sự kiện này mang ý nghĩa quan trọng đối với việc xác lập quan hệ lao động dựa trên hợp đồng lao động bởi hậu quả pháp lý của nó quan hệ lao động chấm dứt và điều này có thể ảnh hưởng đến người lao động và người áp dụng lao động. Đối với nhiều trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động xảy ra trên thực tế một cách đa dạng và vượt quá khuôn khổ quy định của pháp luật, Bộ luật lao động 2019 sản xuất, kế thừa các Bộ luật lao động đi trước, gần nổi bất năm 2012 và phát triển để hoàn thiện hơn nữa chế định về chấm dứt hợp đồng lao động.

Hợp đồng lao động là gì?

Dựa theo Điều 385 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì khái niệm hợp đồng được ghi nhận là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Cũng theo Điều 13 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định: 

“Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động”. 

Như vậy, có thể thấy được bản chất của hợp đồng lao động không phụ thuộc vào tên gọi mà phụ thuộc vào nội dung của thỏa thuận giữa hai bên, trong đó có thể hiện việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên đối với bên còn lại. Điều này đã giúp cho người lao động được bảo đảm quyền lợi của mình bất kể NSDLĐ sử dụng bất kỳ thuật ngữ nào để che giấu quan hệ lao động, như: thỏa thuận, cam kết, giao kèo, giao ước, thỏa ước,…

Khi nào thì hợp đồng lao động chấm dứt? 

Sa thải

Đối với doanh nghiệp, người sử dụng lao động có quyền hạn ra quyết định kỷ luật là sa thải đối với người lao động.

Theo đó, các trường hợp sa thải người lao động được ghi nhận tại Điều 126 Bộ luật Lao động năm 2019 được áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải trong các trường hợp như sau:

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.

3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng

Đối với việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, việc chấm dứt hợp đồng lao động phát sinh từ việc không thể thực hiện tiếp được hợp đồng lao động.

Như vậy, các trường hợp mà người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động gồm:

1. Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

2. Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

3. Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

4. Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định.

Sau khi thực hiện các thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc sa thải theo đúng trình tự thì quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động đều chấm dứt. Chỉ trong các trường hợp trái pháp luật thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải bổi thường những tổn thất cho người lao động theo quy định.

Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động

TÊN DOANH NGHIỆP        CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

           Số:.....                                            Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUYẾT ĐỊNH

VV: Chấm dứt hợp đồng lao động

--------------

GIÁM ĐỐC/TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY ……………..

- Căn cứ Bộ luật lao động 2019 số 49/2019/QH14 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Căn cứ Hợp đồng lao động số…………………………………………….;

- Căn cứ Quyết định …………………………………………………………;

- Căn cứ Quyết định xử lý vi phạm/bản án số của ……………, đối với (họ tên Người lao động);

- Theo đề nghị của Phòng Tổ chức & Nhân sự.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay chấm dứt hợp đồng lao động với Ông/bà ……………, là cán bộ/công nhân viên thuộc phòng ……….;

Lý do: ………………………………………………………………………………;

Kể từ ngày ...../...../............

Điều 2: Lương và các khoản phụ cấp (nếu có) của …………………….. được chi trả tính đến ngày chấm dứt hợp đồng lao động.

Điều 3: Các Ông (bà) Trưởng phòng Tổ chức & Nhân sự, trưởng các Phòng Ban liên quan và Ông/bà …………………………………… căn cứ quyết định thi hành.

Nơi nhận:                        GIÁM ĐỐC/TỔNG GIÁM ĐỐC

Cá nhân Ông/bà……;

Công đoàn Công ty;

Phòng TC & NS;

P21 (Đăng tin);

Lưu VP, HS

……………

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư