2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Theo đó, đây là một chính sách an sinh do cơ quan BHXH Việt Nam triển khai tổ chức và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Hiện nay, Quốc hội đã thông qua Luật số 08/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 về kinh doanh bảo hiểm (sau đây được gọi là Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022). Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023, là văn bản mới nhất quy định các nội dung về bảo hiểm xã hội.
Theo Điều 1 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 thì phạm vi điều chỉnh của luật kinh doanh bảo hiểm như sau:
- Phạm vi áp dụng: Luật Kinh doanh bảo hiểm điều chỉnh các quy định về tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm; quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Trong đó,
Tổ chức kinh doanh bảo hiểm là hoạt động tạo lập quan hệ kinh doanh bảo hiểm giữa các chủ thể là cá nhân, tổ chức thuộc đối tượng áp dụng của Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000.
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm là các hoạt động, hình thức thực hiện kinh doanh bảo hiểm khi đã xác lập quan hệ kinh doanh bảo hiểm.
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm: Là quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong quan hệ bảo hiểm, kinh doanh bảo hiểm.
- Phạm vi không áp dụng: Luật kinh doanh bảo hiểm không áp dụng đối với bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tiền gửi và các loại bảo hiểm khác do Nhà nước thực hiện không mang tính kinh doanh. Bởi, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tiền gửi và các loại bảo hiểm khác do Nhà nước thực hiện được quy định trong pháp luật về bảo hiểm xã hội (Luật bảo hiểm xã hội), pháp luật về bảo hiểm y tế (Luật bảo hiểm y tế) và các luật khác liên quan và không mang tính chất kinh doanh tự phát mà do Nhà nước hoàn toàn điều chỉnh và quản lý.
- Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
- Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài (sau đây gọi là chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam).
- Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi là văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam).
- Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng.
- Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
- Tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Trường hợp luật khác ban hành sau ngày Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022 có hiệu lực thi hành cần quy định khác với quy định của Luật này về hợp đồng bảo hiểm, thành lập, tổ chức hoạt động, hoạt động nghiệp vụ, tài chính, hạch toán kế toán và báo cáo tài chính, khả năng thanh toán và biện pháp can thiệp đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thì phải xác định cụ thể nội dung thực hiện hoặc không thực hiện theo quy định của Luật này.
Các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm có thể thỏa thuận áp dụng tập quán quốc tế trong trường hợp có ít nhất một trong các bên tham gia là tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc các bên tham gia là tổ chức Việt Nam, công dân Việt Nam nhưng đối tượng bảo hiểm hoặc việc thực hiện hợp đồng ở nước ngoài. Nếu hậu quả của việc áp dụng tập quán quốc tế trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh