2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Đòi nợ luôn khó thực hiện bởi người vay thường không có khả năng trả nợ, hoặc cố tình khất nợ. Đối với đòi nợ doanh nghiệp nợ tiền mua hàng, nợ các khoản tiền khác theo hợp đồng thì đơn giản hơn do đối tượng nhận nợ có khả năng tài chính và thường có tài sản để thi hành án. Khi việc thỏa thuận giải quyết công nợ của các bên không thành thì khởi kiện thu hồi nợ là phương án nhiều chủ nợ lựa chọn nhằm nhờ đến sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi, lợi ích liên quan của mình. Vậy chi phí khởi kiện đòi nợ là bao nhiêu? Hãy Liên Hệ Ngay với Luật Hoàng Anh qua số điện thoại 0908308123 để được Luật sư giỏi Tư Vân Miễn Phí hoặc tìm hiểu các thông tin pháp lý liên quan trong bài viết dưới đây.
Khởi kiện đòi nợ bản chất là khởi kiện vụ án dân sự. Theo đó, Khởi kiện vụ án dân sự là quyền của mỗi cá nhân nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác trong những sự kiện rủi ro của cuộc sống mà thực hiện tất cả mọi biện pháp không thể giải quyết được. Khi khởi kiện vụ án dân sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức nộp đơn khởi kiện kèm theo chứng cứ, các tài liệu hợp pháp chứng minh cho yêu cầu của mình đến Tòa án có thẩm quyền để được giải quyết.
Việc khởi kiện vụ án để thu hồi công nợ thuộc sự điều chỉnh của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự và quy trình, thủ tục khởi kiện phải đáp ứng những điều kiện liên quan đến lĩnh vực pháp luật này.
Bước 1: Gửi đơn khởi kiện kèm các chứng cứ, tài liệu đến Tòa án có thẩm quyền
Bước 2: Tòa án nhận; xử lý đơn khởi kiện; thụ lý và phân công thẩm phán giải quyết.
Bước 3: Tòa án tổ chức hòa giải và chuẩn bị xét xử
Bước 4: Xét xử sơ thẩm; phúc thẩm (nếu có đơn kháng cáo sau phiên tòa sơ thẩm)
Bước 5: Tòa án xét xử giám đốc thẩm nếu có kháng nghị yêu cầu giám đốc thẩm nếu có căn cứ.
Án phí là khoản chi phí về xét xử một vụ án mà đương sự phải nộp trong mỗi vụ án.
Khoản 3 Điều 24 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định: Vụ án dân sự có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự là một số tiền hoặc là tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể.
Vụ án dân sự đòi nợ là vụ án dân sự có giá ngạch (bởi lẽ trong vụ án này, yêu cầu của đương sự là một số tiền hoặc một tài sản được xác định bằng một số tiền cụ thể).
Do đó, mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm bằng 50% mức án phí dân sự, mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm bằng mức án phí dân sự phúc thẩm.
Vụ án dân sự đòi nợ là vụ án dân sự có giá ngạch do vậy, chi phí khởi kiện để đòi nợ được thực hiện theo danh mục án phí ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016, cụ thể như sau:
Ngoài án phí, khi khởi kiện đòi nợ, còn rất nhiều chi phí khác trong quá trình khởi kiện như: chi phí thuê luật sư, chi phí đi lại, chi phí thu thập hồ sơ, chi phí tiếp tục theo kiện nếu vụ án tiếp tục xét xử ở cấp phúc thẩm, chi phí thi hành án và các chi phí liên quan khác.
Làm thế nào để có thể khởi kiện, đòi quyền lợi của mình một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất mà tiết kiệm chi phí nhất? Hãy gọi ngay cho LUẬT SƯ để được tư vấn MIỄN PHÍ nhé.
Theo quy định tại Điều 26, Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm;
Sau khi Toà án thụ lý giải quyết, người thua kiện sẽ là người chịu án phí dân sự sơ thẩm.
Khoản 1, Điều 195, Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015 sau khi Toà án nhận đơn khởi kiện và tài liệu, nếu thấy vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí, trừ khi người khởi kiện thuộc trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí.
Tuy nhiên, pháp luật quy định một số trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định tại Điều 11, Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 bao gồm:
- Người khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án dân sự hoặc kháng cáo bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật tố tụng dân sự, trừ trường hợp doanh nghiệp nhà nước khởi kiện liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
- Ngân hàng chính sách xã hội khởi kiện vụ án hoặc kháng cáo bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án để thu hồi nợ vay trong trường hợp Ngân hàng chính sách xã hội cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
- Viện kiểm sát kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm;
- Người bào chữa của bị cáo là người dưới 18 tuổi hoặc là người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất;
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất;
- Các trường hợp khác không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí mà pháp luật có quy định.
1. Xác định rõ yêu cầu khởi kiện
Xác định yêu cầu khởi kiện là nội dung quan trọng nhất của Đơn khởi kiện. Tóm lại bạn yêu cầu Tòa án phân xử như thế nào thì mới đảm bảo quyền và lợi ích cho bạn? Tòa án sẽ chỉ xem xét, đưa ra phán quyết theo các yêu cầu của nguyên đơn. Nếu bạn không yêu cầu, Tòa án sẽ không đưa nội dung này vào vụ án để xét xử.
Giả sử bạn yêu cầu Tòa án giải quyết nội dung: bên bị đơn phải trả tiền gốc và tiền lãi thì bạn cần đưa yêu cầu rõ về tiền gốc là bao nhiêu? thời gian tính lãi, lãi suất, tổng số tiền phải trả… để Tòa án xem xét, đưa ra phán quyết.
2. Thời hiệu khởi kiện vụ án còn không?
Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.
Như vậy, trước khi viết đơn khởi kiện, người làm đơn cần lưu ý xem xét thời hiệu khởi kiện của vụ án dân sự là bao lâu, thời điểm viết đơn còn nằm trong thời hiệu khởi kiện hay không?
3. Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết?
Bạn cần xác định được Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nhân dân cấp huyện hay Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Tòa án nhân dân nơi bạn sinh sống, hay Tòa án nhân dân nơi xảy ra vụ việc, hay Tòa án nhân dân nơi bị đơn cư trú. Vấn đề này không hề đơn giản và nếu không xác định được chính xác thì bạn sẽ tốn rất nhiều thời gian để nộp đi nộp lại đơn khởi kiện.
4. Trình bày nội dung vụ việc như thế nào?
Trong phần trình bày này, bạn cần tóm tắt lại diễn biến vụ việc, có thể theo trình tự thời gian diễn ra vụ việc, hoặc theo từng nội dung vụ việc trên cơ sở hồ sơ, chứng cứ mà bạn có. Nội dung cần được trình bày càng chi tiết càng tốt. Việc trình bày rõ ràng, mạch lạc nội dung vụ việc giúp Tòa án nắm rõ tình hình, tìm ra phương hướng giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng.
Trường hợp không thể tự viết đơn khởi kiện, nộp hồ sơ khởi kiện đến TAND, hay không có thời gian để thực hiện, hoặc chưa nắm rõ quy định pháp luật về khởi kiện vụ án dân sự, bạn hãy liên hệ với Luật Hoàng Anh để được tư vấn và cung cấp dịch vụ.
Các luật sư của Luật Hoàng Anh là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, đã từng tham gia rất nhiều các vụ án lớn nhỏ, sẽ thay mặt bạn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn trước Tòa án.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh