2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Nợ là một thuật ngữ thường được sử dụng trong trường hợp phải thực hiện một nghĩa vụ hoàn trả hay đền bù về tài sản, vật chất. Nợ được hình thành khi một người cho vay đồng ý cho người vay vay một lượng tài sản nhất định.
Trong xã hội hiện đại, nợ thường được đi kèm với sự đảm bảo khả năng thanh toán với một mức lãi suất nhất định tính theo thời điểm. Trước khi có nợ thì cả hai bên bên người vay và bên người cho vay phải cùng nhau thống nhất phương thức trả nợ.
Hiện nay, trong thời điểm kinh tế khó khăn, quan hệ vay - cho vay diễn ra vô cùng phổ biến. Tuy nhiên, nhiều trường hợp người cho vay gặp khó khăn trong vấn đề thu hồi số tiền hoặc tài sản đã cho vay.
Doanh nghiệp của bạn đang muốn thu hồi nợ? Bạn muốn thuê luật sư đàm phán, thậm chí khởi kiện đòi quyền lợi, đòi lại sự công bằng? GỌI NGAY để được tư vấn MIỄN PHÍ về Luật Doanh Nghiệp hoặc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế, theo đó các bên tự bàn bạc để thống nhất cách thức loại trừ tranh chấp mà không cần tới sự tác động hay giúp đỡ của người thứ ba. Phương án giải quyết mà các bên đạt được qua thương lượng được các bên thực hiện trên tinh thần tự nguyện. Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp đơn giản, gọn nhẹ, nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, thương lượng chỉ thích hợp giải quyết những tranh chấp giá trị nhỏ, các bên tranh chấp có thiện chí, hiểu biết pháp luật và có nhiều kinh nghiệm tranh tụng trên thương lượng.
Đối với việc thu hồi công nợ, hòa giải, thỏa thuận, thương lượng giữa hai bên sẽ được ưu tiên khi tiến hành đàm phán và thu hồi công nợ. Bởi thu hồi công nợ là một công việc khó, đòi hỏi người tiến hành phải linh hoạt, khéo léo và có những các ứng xử phù hợp.
Việc giải quyết các tranh chấp, bất đồng giữa hai hay nhiều bên tranh chấp được thực hiện bằng việc các bên dàn xếp, thương lượng với nhau có sự tham gia của bên thứ ba, không phải là bên tranh chấp và công việc của luật sư hay những người trợ giúp pháp lý sẽ đảm đương tốt vấn đề này. Hòa giải cũng được coi là sự tiếp nối của quá trình thương lượng, trong đó các bên cố gắng làm điều hoà những ý kiến bất đồng.
Với việc thu hồi công nợ, trường hợp các bên không thể giải quyết với nhau thông qua thương lượng, hòa giải, thì có thể lựa chọn con đường giải quyết bằng khởi kiện và có sự giúp đỡ của Luật sư tư vấn bảo vệ quyền lợi của mình. Và thủ tục bao gồm:
- Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa sơ thẩm vụ án dân sự gồm có khởi kiện, thụ lý vụ án, hòa giải và chuẩn bị xét xử, mở phiên tòa;
- Thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án dân sự nếu có kháng cáo;
- Thủ tục xét xử lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật: bao gồm thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm.
Tùy từng trường cụ thể mà các chủ nợ có thể lựa chọn phương pháp thu hồi công nợ phù hợp. Nhiều trường hợp, bạn đã tiến hành thương lượng, hòa giải thậm chí gửi đơn lên tòa án nhưng không đạt kết quả mong muốn. ĐỪNG TIẾC một cuộc gọi, một tin nhắn cho LUẬT SƯ để được tư vấn MIỄN PHÍ ngay bây giờ.
Trong trường hợp việc thu hồi công nợ bằng biện pháp hòa giải, thương lượng không đạt hiệu quả, bạn có thể khởi kiện vụ án để thu hồi công nợ. Ở Luật Hoàng Anh chúng tôi có luật sư thu hồi công nợ chuyên giải đáp những thắc mắc này cho quý khách.
Việc khởi kiện vụ án để thu hồi công nợ thuộc sự điều chỉnh của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự và quy trình, thủ tục khởi kiện phải đáp ứng những điều kiện liên quan đến lĩnh vực pháp luật này. Còn việc khởi tố vụ án để thu hồi công nợ chỉ được tiến hành bởi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự theo quy định khi xác định có dấu hiệu tội phạm do cá nhân, pháp nhân thực hiện khi có đầy đủ căn cứ quy định tại Bộ luật hình sự hiện hành.
Chủ thể khởi kiện vụ án dân sự là các chủ thể theo quy định của pháp luật được tham gia và quan hệ pháp luật tố tụng dân sự.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Trường hợp cá nhân là người khởi kiện:
- Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án.
- Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án.
- Cá nhân là người không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, người không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng.
Trường hợp cơ quan, tổ chức là người khởi kiện:
- Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án.
Pháp luật quy định về thời hiệu khởi kiện vừa có ý nghĩa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân không bị xâm phạm vừa bảo đảm việc giải quyết vụ án dân sự được thuận lợi. Do đo, việc khởi kiện vụ án dân sự nói chung và vụ án thu hồi công nợ nói riêng phải được tiến hành trong thời hiệu khởi kiện theo quy định tại Điều 184, 185 Bộ Luật dân sự 2015, cụ thể như sau:
- Thời hiệu khởi kiện vụ án về thu hồi công nợ được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự. Các quy định của Bộ luật dân sự về thời hiệu được áp dụng trong tố tụng dân sự. Cụ thể, theo quy định trại Điều 429 BLDS 2015 thì thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu được biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
- Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc.
- Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.
Thu hồi công nợ và vụ án thuộc lĩnh vực dân sự và thẩm quyền giải quyết được xác định trong Bộ luật Tố tụng dân sự như sau:
*Thẩm quyền giải quyết của tòa án theo lãnh thổ.
Việc phân định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ là sự phân định thẩm quyền sơ thẩm vụ việc dân sự giữa các Tòa án cùng cấp với nhau. Điều 39 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ như sau:
- Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
- Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
- Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
* Thẩm quyền giải quyết của tòa án các cấp
Việc phân định thẩm quyền sơ thẩm giữa các cấp tòa án bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc được chính xác, đúng pháp luật. Thực chất, việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm giữa Tòa án các cấp được thực hiện đối với tòa án nhân dân cấp huyện và tòa án nhân dân cấp tỉnh.
- Theo quy định tại Điều 35 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 thì tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những vụ việc sau đây:
+Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
+ Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;
+ Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này
+ Thẩm quyền giải quyết của tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn
Tuy niên, đối với những tranh chấp, yêu cầu trên mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài thì không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.
- Theo quy định tại Điều 37 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:
+ Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;
+ Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 27, 29, 31 và 33 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;
+ Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này.
Bên cạnh đó, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Bạn muốn biết mình có thể khởi kiện ra Tòa vụ việc của mình hay không? Tòa án nhân dân nào có thầm quyền giải quyết vụ án thu hồi nợ của bạn? Bạn chưa biết cách chuẩn bị các hồ sơ, chứng cứ để nộp cho Tòa án? HÃY GỌI NGAY cho LUẬT SƯ để nhận được những lời tư vấn tốt nhất.
Tại điểm a Khoản 1 Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử như sau: “Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 của bộ luật này thì thời hạn là 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án”; “Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì chánh án tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 2 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này”. Như vậy, pháp luật quy định tổng thời hạn chuẩn bị xét xử có thể lên đến 6 tháng.
Trường hợp bạn không thể tự mình thu hồi công nợ, bạn không muốn sử dụng "các biện pháp xã hội" mà muốn thu hồi số nợ một cách quang minh chính đại, đúng với quy định của pháp luật hoặc chưa nắm rõ quy định pháp luật về khởi kiện vụ án thu hồi công nợ, bạn hãy liên hệ với Luật Hoàng Anh để được tư vấn và cung cấp dịch vụ.
Các luật sư của Luật Hoàng Anh là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, đã từng tham gia rất nhiều các vụ hòa giải, thương lượng và các vụ án lớn nhỏ, sẽ thay mặt bạn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn trước con nợ và Tòa án.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh