2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Bàn về di sản thừa kế là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm trong khoảng thời gian gần đây bởi liên quan đến phần di sản mà mình được hưởng từ người chết đi lại. Điều 612, Bộ luật dân sự 2015 quy định:“Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”.
Việc hưởng di sản thừa kế là một trong những việc sở hữu tài sản hợp pháp được nhà nước bảo hộ, tài sản đó có chủ sở hữu mới và chủ sở hữu có toàn quyền quyết định đối với tài sản về các quyền sở hữu, sử dụng, định đoạt. Và các loại di sản thừa kế có thể kể đến theo quy định hiện nay bao gồm:
- Tài sản thuộc quyền sở hữu của người để thừa kế và thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt và những công cụ sản xuất dùng trong những trường hợp được phép lao động riêng lẻ.
- Những quyền về tài sản mà người để thừa kế được hưởng theo quan hệ hợp đồng hoặc do được bồi thường thiệt hại.
- Nghĩa vụ về tài sản của người để thừa kế phát sinh do quan hệ hợp đồng, do việc gây thiệt hại hoặc do quyết định của cơ quan có thẩm quyền mà có thể hiểu là một khoản nợ hay là khoản đền bù, bồi thường thiệt hại người chết để lại
- Đối với những quyền tài sản và nghĩa vụ tài sản gắn liền với nhân thân người chết, không thể chuyển giao cho người khác được thì không phải là di sản thừa kế của người đó. Vì vậy, các người thừa kế không được hưởng loại quyền tài sản gắn liền với thân nhân người chết, và cũng không phải thực hiện các nghĩa vụ đối với tài sản đó.
- Đối với đất đai, là một loại tài sản đặc biệt mà thuộc sở hữu của toàn dân, nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Việc thừa kế đất đai là thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và được nhận định như sau:
+ Đối với đất do người chết để lại (không phân biệt có tài sản hay không có tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất) mà người đó đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, thì quyền sử dụng đất đó là di sản.
+ Đối với trường hợp đất do người chết để lại mà người đó có một trong các loại giấy quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của “Luật đất đai năm 2013”, thì kể từ ngày 01/7/2004 quyền sử dụng đất đó cũng là di sản, không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế.
+ Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà không có các giấy tờ trên nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác gắn liền với quyền sử dụng đất đó và có văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được xem là di sản khi Tòa án giải quyết yêu cầu chia di sản.
Nội dung tư vấn của Luật Hoàng Anh về chia di sản thừa kế:
Như vậy, từ những hiểu biết chung về di sản thừa kế, nếu như Quý khách hàng có băn khoăn, thắc mắc về những vấn đề của di sản thừa kế, chia di sản như:
- Thắc mắc mình có được hưởng thừa kế không? Những đối tượng nào được hưởng thừa kế?
- Tìm hiểu xem cách chia thừa kế đối với con đẻ, con nuôi, và anh chị em trong gia đình
- Khi bố mẹ mất, tài sản bố mẹ để lại do ai quản lý?
- Nếu có tranh chấp về tài sản của người đã mất, thì Tòa án có giải quyết không?
- Quy định về khai nhận di sản thừa kế theo quy định hiện hành
Khi tiếp nhận những câu hỏi của Quý khách, Luật Hoàng Anh chúng tôi sẽ:
- Tóm tắt vấn đề và xác định tình huống để xem xét những ai được hưởng di sản thừa kế
- Xác định các quy định pháp luật hiện hành đang điều chỉnh vấn đề này để đưa vấn đề đi theo đúng hướng cả về nội dung và hình thức
- Phân tích về quyền, lợi ích và nghĩa vụ để Quý Khách hàng để thực hiện các công việc theo hướng có lợi cho Quý khách
- Tư vấn, cung cấp các giải pháp pháp lý và các hậu quả pháp lý có thể xảy ra trong mọi trường hợp để Quý Khách hàng xem xét, cân nhắc lựa chọn phương án phù hợp;
- Giải đáp các thắc mắc của Quý Khách hàng liên quan đến nội dung tư vấn;
- Thay mặt Quý khách hàng trên cơ sở của văn bản ủy quyền làm việc cơ quan nhà nước, các bên còn lại để giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan đến chia di sản thừa kế
Phạm vi cung cấp dịch vụ tư vấn: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long.
Khi cần thực hiện dịch vụ, Quý Khách hàng có thể liên lạc với Luật Hoàng Anh qua những phương thức tư vấn sau:
- Tư vấn qua điện thoại: Quý Khách hàng vui lòng gọi điện thoại đến số hotline: 0908 308 123 để được Luật sư tư vấn qua điện thoại.
- Tư vấn qua thư điện tử (email): Quý Khách hàng vui lòng gửi email cùng các hồ sơ, tài liệu liên quan (nếu có) đến địa chỉ thư điện tử luatsu@luathoanganh.vn để được tư vấn, phản hồi qua thư điện tử.
- Tư vấn qua văn bản: Quý Khách hàng vui lòng gửi email cùng các hồ sơ, tài liệu liên quan (nếu có) đến địa chỉ thư điện tử luatsu@luathoanganh.vn. Luật Hoàng Anh sẽ soạn thảo văn bản, ký bởi luật sư phụ trách, đóng dấu Công ty Luật và gửi bản cứng đến địa chỉ của Quý Khách hàng. Quý Khách hàng có thể sử dụng văn bản tư vấn của Luật Hoàng Anh trong quá trình làm việc với đối tác, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc các bên liên quan.
- Tư vấn trực tiếp: Quý Khách hàng vui lòng gọi điện thoại đến số hotline: 0908 308 123 đặt lịch hẹn gặp Luật sư tại văn phòng để được tư vấn trực tiếp.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh