2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Có thể nói, nước ta được đánh giá có nhiều lợi thế về tài nguyên khoáng sản. Các kết quả công tác điều tra, đánh giá cho thất nguồn tài nguyên khoáng sản khá đa dạng và phong phú với trên 5000 mỏ, điểm quặng của 60 loại khoáng sản khác nhau như than, sắt, đá vôi…; có một số loại khoáng sản có quy mô trữ lượng đáng kể, tầm cỡ thế giới, có ý nghĩa chiến lượng và lá nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Tuy nhiên, hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản lại trở thành thách thức lớn khi nguồn khoáng sản đang ngày một cạn kiệt do con người chỉ khai thác mà không có phương pháp bảo vệ, cải tạo. Thậm chí còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, đất đai của quốc gia. Nhận thấy thực tế này, Chính phủ đã đưa ra các phương án cụ thể nhằm quản lý hoạt động khai thác sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản đi kèm với bảo vệ môi trường.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày các nội dung đầu tiên về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong khai thác khoáng sản theo Điều 57 Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010 (sau đây được gọi là Luật Khoáng sản năm 2010).
Căn cứ vào khoản 1 Điều 57 Luật Khoáng sản năm 2010 quy định như sau:
“1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, người làm việc tại mỏ phải thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động.”
Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ.
Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan.
Theo đó, tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Cụ thể, tại Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác.
Nội dung này được quy định chi tiết tại khoản 2 Điều 57 Luật Khoáng sản năm 2010.
Theo đó, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải ban hành nội quy lao động của mỏ phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Quy chuẩn kĩ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kĩ thuật và yêu cầu quản lí mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế-xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường, bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác. Theo đó, các quy chuẩn kĩ thuật về an toàn lao động, vệ sinh lao động là bắt buộc áp dụng đối với các đơn vị sử dụng lao động có liên quan.
Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đã ban hành như: QCVN 01:2008/BLĐTBXH: QCVN về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực; QCVN 05:2012/ BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn lao động trong khai thác và chế biến đá…
Khoản 3 Điều 57 Luật Khoáng sản năm 2010 quy định như sau:
“3. Khi có nguy cơ xảy ra sự cố về an toàn lao động, Giám đốc điều hành mỏ phải áp dụng ngay các biện pháp cần thiết để loại trừ nguyên nhân xảy ra sự cố.”
An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.
Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.
Khai thác khoáng sản là một trong ba lĩnh vực có số vụ tai nạn lao động xảy ra nhiều nhất bởi điều kiện làm việc khó khăn và hoạt động mạnh. Vì vậy, ban quản lý điều hành phải đảm bảo các biện pháp loại trừ, giải quyết kịp thời nếu có sự cố xảy ra.
Trên đây là 3 nội dung đầu tiên về an toàn vệ sinh lao động trong hoạt động khai thác khoáng sản. Các nội dung tiếp theo sẽ được Luật Hoàng Anh phân tích rõ ở Phần 2.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật khoáng sản
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh