2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay thì môi trường chính là vấn đề nóng bỏng được chính phủ các quốc gia quan tâm hàng đầu, trong đó cóViệt Nam. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ đô thị hóa nhanh, sự di dân tự do từ các tỉnh về thành phố lớn, việc xây dựng các công trình, các khu chung cư nhiều… nên đối mặt với những thách thức to lớn từ ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Trong đó, biến đổi khí hậu là một trong những mối lo ngại mà biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và nước biển dâng đã tạo nên các hiện tượng thời tiết cực đoan hiện nay. Vì vậy, ứng phó với biến đổi khí hậu được Đảng, Nhà nước coi là vấn đề sống còn và là nhiệm vụ trọng tâm của toàn bộ hệ thống chính trị. Nhận thấy được vấn đề này, Chính phủ đã đưa ra những quy định về báo cáo quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm cập nhật, định hướng các vấn đề cấp bách, ưu tiên của Việt Nam trong thích ứng BĐKH hậu, qua đó, có thể chia sẻ kinh nghiệm và huy động các nguồn lực hỗ trợ quốc tế.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các quy định về báo cáo quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu theo Điều 95 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Nội dung báo cáo quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu được quy định trong khoản 1 Điều 95 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 như sau:
a) Tổng quan diễn biến, tác động của biến đổi khí hậu;
b) Kết quả kiểm kê quốc gia khí nhà kính;
c) Nỗ lực và hiệu quả ứng phó với biến đổi khí hậu;
d) Nguồn lực trong nước và quốc tế dành cho ứng phó với biến đổi khí hậu;
đ) Tình hình thực hiện cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu;
e) Dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến kinh tế, xã hội, môi trường;
g) Kiến nghị giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tình trạng biến đổi khí hậu xuất phát từ 2 yếu tố chính là do tác động của con người vào môi trường tự nhiên (hoạt động sản xuất, phá rừng làm tặng lượng khí CO2…) và do sự thay đổi tự nhiên như hoạt động mặt trời, quỹ đạo trái đất…
Biến đối khí hậu có thể làm mực nước biển dâng do nhiệt độ tăng cao, thay đổi địa chất tự nhiên và có thể làm biến mất nhiều khu vực đảo ven biển, phá hủy hệ sinh thái do lượng khí độc tăng và điều kiện khí hậu thay đổi, mất đa dạng sinh học và thậm chí có thể dẫn đến thiên tai, dịch bệnh và các thiệt hại về kinh tế.
Biến đổi khí hậu là tình trạng chung của toàn cầu và có ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới sự sống của con người và các sinh vật khác. Chính vì vậy, việc đưa các yêu cầu về thích ứng với biến đổi khí hậu giúp người dân có cái nhìn tổng thể và hành động hợp lý nhất để giảm thiểu tác động tiêu cực. Đồng thời, việc xây dựng Báo cáo quốc gia về thích ứng biến đổi khí hậu là yêu cầu cấp thiết nhằm cập nhật, định hướng các vấn đề cấp bách, ưu tiên của Việt Nam trong thích ứng BĐKH hậu, qua đó, có thể chia sẻ kinh nghiệm và huy động các nguồn lực hỗ trợ quốc tế.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 95 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:
“2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm hằng năm lập báo cáo về ứng phó với biến đổi khí hậu thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.”
Ví dụ: Báo cáo hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu của Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ năm 2012 và kế hoạch công tác năm 2013.
Khoản 3 Điều 95 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:
“3. Bộ Tài nguyên và Môi trường định kỳ 05 năm một lần xây dựng báo cáo quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội; hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập báo cáo về ứng phó với biến đổi khí hậu.”
Thời hạn định kỳ lập báo cáo 05 năm một lần là hết sức bởi khí hậu tự nhiên là vấn đề cần thời gian để phân tích, đánh giá xu hướng thay đổi, từ đó mới có thể tổng kết và đưa ra phương án giải quyết, hướng dẫn người dân thực hiện. Đồng thời, cũng không thể để thời gian quá dài mới lập báo cáo như 10 năm hay 20 năm bởi biến đổi khí hậu là đột ngột, khó mà đoán trước. Chính vì thế mà phải thường xuyên theo dõi và đánh giá để kịp thời tìm ra những vấn đề gặp phải và có kế hoạch ứng phó phù hợp.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh