Báo cáo về hoạt động viễn thám là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:05 (GMT+7)

Bài viết này trình bày quy định về Báo cáo về hoạt động viễn thám

Viễn thám là hoạt động được ứng dụng và phát triển từ lâu ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về hoạt động viễn thám còn chưa rõ ràng và thống nhất. Vì lẽ đó, năm 1980, Cục Viễn thám Quốc gia được thành lập với chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về viễn thám; tổ chức thực hiện các dịch vụ công về viễn thám theo quy định của pháp luật.

Việc thành lập Cục viễn thám quốc gia nhằm là đầu mối cho thống nhất trong quản lý nhà nước, tuy nhiên để xây dựng hệ thống văn bản quản lý và quy hoạch phát triển lĩnh vực viễn thám với tầm nhìn chiến lược cần có thời gian nhất định. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày các nội dung về báo cáo về hoạt động viễn thám theo Điều 30 Nghị định số 03/2019/NĐ-CP ngày 04/01/2019 của Chính phủ về hoạt động viễn thám (sau đây được gọi là Nghị định 03/2019/NĐ-CP).

Đối tượng và hình thức của báo cáo

Viễn thám là lĩnh vực khoa học công nghệ cho phép nghiên cứu, thu thập các thông tin về các đối tượng địa lý mà không cần tiếp xúc trực tiếp với chúng. Dựa theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 03/2019/NĐ-CP thì hoạt động viễn thám là các hoạt động có liên quan đến hệ thống thu nhận dữ liệu ảnh viễn thám; thu nhận, lưu trữ, xử lý, cung cấp, khai thác và sử dụng dữ liệu ảnh viễn thám; xây dựng cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám.

Theo đó, đối tượng lập báo cáo hàng năm về hoạt động viễn thám gồm:

  • Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có hoạt động viễn thám.

Hình thức gửi báo cáo: Báo cáo được gửi bằng văn bản điện tử có chữ ký số của người có thẩm quyền hoặc văn bản giấy do người có thẩm quyền ký và đóng dấu.

Kỳ hạn báo cáo

Kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm.

Ngoài việc thực hiện báo cáo định kỳ, khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về viễn thám thì cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm báo cáo đột xuất về tình hình hoạt động viễn thám theo yêu cầu.

Trách nhiệm lập và gửi báo cáo về hoạt động viễn thám

Trách nhiệm lập và gửi báo cáo về hoạt động viễn thám như sau:

- Tổ chức hoạt động viễn thám thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ lập báo cáo về hoạt động viễn thám gửi cơ quan chủ quản trong thời hạn 10 ngày sau khi kết thúc kỳ báo cáo;

- Tổ chức hoạt động viễn thám thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập báo cáo về hoạt động viễn thám gửi Sở Tài nguyên và Môi trường trong thời hạn 10 ngày sau khi kết thúc kỳ báo cáo để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập báo cáo về hoạt động viễn thám thuộc phạm vi quản lý gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua Cục Viễn thám quốc gia trong thời hạn 30 ngày sau khi kết thúc kỳ báo cáo;

- Cục Viễn thám quốc gia lập báo cáo về hoạt động viễn thám trên phạm vi cả nước trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ký, gửi Chính phủ trong thời hạn 45 ngày sau khi kết thúc kỳ báo cáo.

Ngoài ra, cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, số liệu trong báo cáo về hoạt động viễn thám của mình.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư