Bảo vệ loài vi sinh vật và nấm đặc hữu có giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủng được quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:42 (GMT+7)

Bài viết này trình bày quy định về Bảo vệ loài vi sinh vật và nấm đặc hữu có giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủng theo Luật Đa dạng sinh học năm 2018

 

Trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong lĩnh vực tăng trưởng nền kinh tế quốc gia, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của người dân. Cũng chính các hoạt động sản xuất của con người là một trong những nguyên nhân chính gây nên mất đa dạng sinh học, trong đó sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản ảnh hưởng rất lớn đối với suy giảm đa dạng sinh học tại Việt Nam. Vì vậy, nước ta đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái đa dạng sinh học đang diễn ra ngày càng lớn, tiêu biểu là sự biến mất của các hệ động thực vật quan trọng trong điều hòa khí hậu và các loài quý hiếm. Trước thực tế này, đòi hỏi các cơ quan nhà nước của Việt Nam phải có đặt ra cách trách nhiệm rõ ràng và phù hợp nhằm quản lý các loài sinh vật trong đa dạng sinh học.

Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung về bảo vệ vi sinh vật và nấm đặc hữu hoặc có giá trị dang bị đe dọa tuyệt chủng theo Điều 49 Luật Đa dạng sinh học số 32/VBHN-VPQH ngày 10 tháng 12 năm 2018 (sau đây được gọi là Luật Đa dạng sinh học năm 2018).

Trách nhiệm tổ chức điều tra, đánh giá, thu thập, bảo quản loài vi sinh vật và nấm đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủng

Nội dung này được quy định chi tiết tại khoản 1 Điều 49 Luật Đa dạng sinh học năm 2018.

Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan tổ chức điều tra, đánh giá, thu thập, bảo quản loài vi sinh vật và nấm đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủng để đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Vi sinh vật là các sinh vật đơn bào hoặc đa bào, nhân sơ hoặc nhân thực, có kích thước rất nhỏ và thường chỉ quan sát được qua kính hiển vi. Vi sinh vật bao gồm cả vi khuẩn, virus, nấm, tảo và nguyên sinh động vật.

Loài đặc hữu là loài sinh vật chỉ tồn tại, phát triển trong phạm vi phân bố hẹp và giới hạn trong một vùng lãnh thổ nhất định của Việt Nam mà không được ghi nhận là có ở nơi khác trên thế giới.

Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ được quy định chi tiết tại Phụ lục I Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 về tiêu chí xác định và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần điều tra và bảo quản các giống loài này để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của chúng, không để bị biến mất hoàn toàn. Hàng năm báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền để xem xét đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ và có phương án bảo vệ thích hợp hơn.

Tiếp cận nguồn gen loài vi sinh vật và nấm đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủng

Khoản 2 Điều 49 Luật Đa dạng sinh học năm 2018 quy định như sau:

"2. Việc tiếp cận nguồn gen loài vi sinh vật và nấm đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủng được thực hiện theo quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương V của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan."

Nguồn gen bao gồm các loài sinh vật, các mẫu vật di truyền trong khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, cơ sở nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và trong tự nhiên.

Loài bị tuyệt chủng trong tự nhiên là loài sinh vật chỉ còn tồn tại trong điều kiện nuôi, trồng nhân tạo nằm ngoài phạm vi phân bố tự nhiên của chúng.

Theo đó, trình tự, thủ tục tiếp cận nguồn gen được thực hiện theo quy trình sau:

1. Đăng ký tiếp cận nguồn gen;

2. Hợp đồng bằng văn bản với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen về việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích theo quy định tại Điều 58 và Điều 61 của Luật này;

3. Đề nghị cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen theo quy định lại Điều 59 của Luật này.

4. Chính phủ quy định cụ thể trình tự, thủ tục tiếp cận nguồn gen.

Việc điều tra, thu thập, đánh giá, cung cấp, quản lý thông tin về nguồn gen do Bộ Tài nguyên và Môi trường thống nhất quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia. Đồng thời, Nhà nước cũng khuyến khích tổ chức cá nhân thu thập và cung cấp thông tin về nguồn gen để xây dựng dữ liệu và bảo đảm quyền được tiếp cận cơ sở dữ liệu về nguồn gen.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật Đa dạng sinh học năm 2018

Luật Hoàng Anh

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư