Bảo Vệ Môi Trường Di Sản Thiên Nhiên Như Thế Nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:04 (GMT+7)

Bài viết này trình bày quy định về bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020

MỤC LỤC

  • Di sản thiên nhiên là những di tích do thiên nhiên tạo thành bởi các cấu trúc hình thể và sinh vật học hoặc bởi các cấu trúc địa chất học và địa lý tự nhiên, có giá trị đặc biệt về phương diện thẩm mỹ học. Tùy thuộc vào giá trị đặc biệt của di tích về khoa học hay thẩm mỹ học thì sẽ được tổ chức quốc tế công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Di sản thiên nhiên được coi như khuôn mặt đại diện cho quốc gia trên trường quốc tế, mang lại giá trị thẩm mỹ và kinh tế to lớn. Chính vì thế, việc bảo tồn những di tích và bảo vệ môi trường thiên nhiên là một trong những trách nhiệm quan trọng yêu cầu tất cả mọi người cùng hành động, chung tay bảo vệ môi trường. Vì lẽ đó, Nhà nước đã đưa ra các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên để hướng dẫn người dân nâng cao nhận thức và có hành động đúng đắn.
  • MỤC LỤC
    • Di sản thiên nhiên là những di tích do thiên nhiên tạo thành bởi các cấu trúc hình thể và sinh vật học hoặc bởi các cấu trúc địa chất học và địa lý tự nhiên, có giá trị đặc biệt về phương diện thẩm mỹ học. Tùy thuộc vào giá trị đặc biệt của di tích về khoa học hay thẩm mỹ học thì sẽ được tổ chức quốc tế công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Di sản thiên nhiên được coi như khuôn mặt đại diện cho quốc gia trên trường quốc tế, mang lại giá trị thẩm mỹ và kinh tế to lớn. Chính vì thế, việc bảo tồn những di tích và bảo vệ môi trường thiên nhiên là một trong những trách nhiệm quan trọng yêu cầu tất cả mọi người cùng hành động, chung tay bảo vệ môi trường. Vì lẽ đó, Nhà nước đã đưa ra các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên để hướng dẫn người dân nâng cao nhận thức và có hành động đúng đắn.
    • Di sản thiên nhiên là những di tích do thiên nhiên tạo thành bởi các cấu trúc hình thể và sinh vật học hoặc bởi các cấu trúc địa chất học và địa lý tự nhiên, có giá trị đặc biệt về phương diện thẩm mỹ học. Tùy thuộc vào giá trị đặc biệt của di tích về khoa học hay thẩm mỹ học thì sẽ được tổ chức quốc tế công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Di sản thiên nhiên được coi như khuôn mặt đại diện cho quốc gia trên trường quốc tế, mang lại giá trị thẩm mỹ và kinh tế to lớn. Chính vì thế, việc bảo tồn những di tích và bảo vệ môi trường thiên nhiên là một trong những trách nhiệm quan trọng yêu cầu tất cả mọi người cùng hành động, chung tay bảo vệ môi trường. Vì lẽ đó, Nhà nước đã đưa ra các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên để hướng dẫn người dân nâng cao nhận thức và có hành động đúng đắn.

      Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ 4 nội dung về bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên được quy định tại Điều 21 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi tắt là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020)

      Điều tra, đánh giá, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên.

      Khoản 1 Điều 21 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:

      “1. Điều tra, đánh giá, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên.”

      Di sản thiên nhiên là những di tích do thiên nhiên tạo thành và có giá trị đặc biệt về thẩm mỹ học, bao gồm các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. Môi trường di sản thiên nhiên thế giới là tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội, gồm tất cả các sinh vật tồn tại và phát triển trong khu vực có di sản thiên nhiên tương tác qua lại với nhau.

      Theo đó, pháp luật quy định phải thường xuyên giám sát và phân tích các yếu tố môi trường trong khu vực để kịp thời đưa ra các phương pháp bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên.

      Bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên là một nội dung của Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh.

      Khoản 2 Điều 21 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định Bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên là một nội dung của Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh.

      Quy hoạch bảo vệ môi trường là việc phân vùng môi trường để bảo tồn, phát triển và thiết lập hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường gắn với hệ thống giải pháp bảo vệ môi trường trong sự liên quan chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm phát triển bền vững.

      Ví dụ: Quyết định số 274/QĐ-TTg ngày 18 tháng 02 năm 2020 về phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo vệ môi trường thời kỳ năm 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, điểm c khoản 1 Điều 1 Quyết định quy định về đối tượng nghiên cứu của quy hoạch:

      “d) Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch, gồm: điều kiện tự nhiên; biến đổi khí hậu; kinh tế - xã hội; chất lượng môi trường; cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học; chất thải rắn, nguy hại; quan trắc và cảnh báo môi trường.”

      Ở đây, di sản thiên nhiên là các cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học.

      Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ di sản thiên nhiên.

      Khoản 3 Điều 21 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ di sản thiên nhiên. Tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia quản lý, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên được hưởng quyền lợi từ chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo quy định của pháp luật.

      Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ. Điểm mới của Luật này so với Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 là đã nêu thêm “cộng đồng dân cư” vào điều khoản về đối tượng áp dụng để khẳng định vai trò và trách nhiệm của đối tượng này đối với công tác bảo vệ môi trường trên lãnh thổ nước ta.

      Theo đó, pháp luật đã nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm của toàn thể người dân trong công tác bảo vệ di sản thiên nhiên. Đồng thời, các đối tượng tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên cũng được hưởng nhiều quyền lợi theo quy định của pháp luật nhằm khuyến khích cổ vũ người dân tham gia.

      Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.

      Điều này được quy định tại khoản 4 Điều 21 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

      Ví dụ: Nghị định số 109/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 09 năm 2017 của Chính phủ quy định về bảo vệ và quản lý di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam. Trong đó, nguyên tắc xây dựng quy chế bảo vệ di sản thế giới được quy định tại Điều 12 Nghị định này:

      “1. Được xây dựng trên cơ sở xác định những yếu tố, nguy cơ thường xuyên có khả năng ảnh hưởng xấu tới di sản thế giới để đưa ra các quy định cụ thể nhằm bảo vệ giá trị nổi bật toàn cầu của di sản thế giới và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng.

      2. Tuân thủ quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

      3. Bảo đảm công khai, minh bạch, có sự tham gia, góp ý rộng rãi của cộng đồng, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình xây dựng.

      4. Được sửa đổi, bổ sung kịp thời trong quá trình thực hiện để bảo đảm sự phù hợp, khả thi đối với hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản thế giới.”

      Luật Hoàng Anh

      Dịch vụ pháp lý

      Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

      Đăng ký email

      Số điện thoại nhận tin

      © Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
      Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
      Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư