2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Bảo vệ môi trường đang là vấn đề lớn mang tính toàn cầu nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Theo thống kế, có hàng nghìn tấn rác thải ra môi trường mỗi ngày và dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường trầm trọng. Đi kèm với sự phát triển của nền kinh tế khoa học, các công nghệ máy móc kỹ thuật phát triển vượt bậc thì điều này cũng gây ra những đe dọa không nhỏ đến môi trường. Sự phát triển của các phòng thí nghiệm và các cơ sở nghiên cứu đã tạo ra những áp lực không hề nhỏ cho môi trường do các hóa chất độc hại và chất thải rắn khó xử lý. Nhận thấy được tính cấp thiết của vấn đề này, Nhà nước và Chính phủ đã đưa ra các quy định về bảo vệ môi trường nhằm hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có hành động hợp lý nhất.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong đối với cơ sở nghiên cứu, đào tạo, phòng thí nghiệm theo Điều 68 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Căn cứ theo khoản 1 Điều 68 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:
“1. Cơ sở nghiên cứu, đào tạo, phòng thí nghiệm phải thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Thu gom, xử lý nước thải, khí thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
b) Phân loại chất thải rắn tại nguồn, thu gom và quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải;
c) Xử lý, tiêu hủy mẫu, vật phẩm phân tích thí nghiệm, hóa chất bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
d) Có kế hoạch, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;
đ) Yêu cầu khác theo quy định của pháp luật có liên quan.”
Cơ sở thí nghiệm, nghiên cứu khoa học là cơ quan, tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật, có chức năng thí nghiệm, nghiên cứu khoa học. Phòng thí nghiệm là nơi thực hiện các thí nghiệm, thử nghiệm, xét nghiệm (gọi chung là thí nghiệm) phục vụ cho mục đích phân tích, đánh giá, nghiên cứu khoa học.
Các cơ sở nghiên cứu, thí nghiệm hầu hết đều sử dụng các loại vật liệu dễ cháy, ăn mòn, hóa chất và mẫu vật rất dễ gây ô nhiễm môi trường nếu không được xử lý thích hợp bị phát tán ra môi trường công cộng. Theo đó, pháp luật quy định tại những cơ sở này phải đảm bảo các công tác bảo vệ môi trường về hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn và xử lý hóa chất.
Khoản 2 Điều 68 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:
“2. Cơ sở nghiên cứu, đào tạo, phòng thí nghiệm có nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử.”
Phóng xạ là hiện tượng thay đổi bên trong hạt nhân kèm theo phát ra các bức xạ liên tục và khác nhau mà không tác nhân nào làm tăng nhanh lên hay làm chậm lại hiện tượng đó. Lợi ích của phóng xạ đem lại cho nghiên cứu thí nghiệm là rất to lớn nhưng tác hại mà nó gây ra cũng không nhỏ. Các chất phóng xạ đặc biệt nguy hiểm vì giác quan của con người không thể nhận ra chúng, các tia phóng xạ không màu, không mùi, không vị và cũng không phát nhiệt, chỉ có máy đo phóng xạ chuyên dụng mới phát hiện và định lượng mức độ nhiễm xạ. Cơ thể sinh vật cũng không có khả năng miễn dịch với tia phóng xạ nên càng làm tăng độ nguy hại.
Theo đó, các đối tượng có nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ hay chứa thiết bị, vật liệu hạt nhân phải đảm bảo an toàn môi trường và tuân thủ quy định về năng lượng nguyên tử.
Ví dụ: Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh