2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hiện nay, môi trường là một trong các vấn đề nóng bỏng luôn được xã hội quan tâm. Tuy nhiên, song song với quá trình phát triển của nền kinh tế công nghiệp thì môi trường cũng đang ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng do hoạt động sinh hoạt và kinh doanh sản xuất của con người. Đặc biệt là các khu kinh tế tập trung các nhà máy công trình xả các loại chất thải ra môi trường, có nguy cơ tác động xấu đến môi trường. Nhận thấy được tính cấp thiết của vấn đề này, Nhà nước và Chính phủ đã đưa ra các quy định về bảo vệ môi trường nhằm hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có hành động hợp lý nhất.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các quy định còn lại về bảo vệ môi trường đối với khu kinh tế theo Điều 50 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Nội dung này được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 50 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Khu kinh tế là khu vực có ranh giới địa lý xác định, gồm nhiều khu chức năng, được thành lập để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quốc phòng, an ninh.
Theo đó, khu kinh tế phải có hạ tầng bảo vệ môi trường bao gồm:
a) Hệ thống thu gom, lưu giữ chất thải rắn;
b) Hệ thống thu gom, thoát nước mưa;
c) Hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải bảo đảm nước thải sau xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục đối với trường hợp khu kinh tế có hệ thống xử lý nước thải tập trung phải quan trắc tự động, liên tục theo quy định của Luật này;
d) Diện tích cây xanh bảo đảm tỷ lệ theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Khoản 2 Điều 50 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:
“2. Ban quản lý khu kinh tế phải có bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường, có nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực chuyên môn phù hợp với công việc được đảm nhiệm.”
Theo quy định của pháp luật, khu kinh tế phải có diện tích tối thiểu là 10 ngàn hecta và có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế khu vực, kết nối với các trục giao thông huyết mạch của quốc gia và quốc tế, dễ kiểm soát và giao lưu thuận tiện với trong nước và ngoài nước, có điều kiện thuận lợi và nguồn lực dồi dào để đầu tư và phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Theo đó, hiện nay các khu kinh tế của nước ta đều ở ven biển.
Có thể thấy, các khu kinh tế là các khu vực có nhiệm vụ rất quan trọng đối với phát triển quốc gia. Do đó, việc quản lý khu kinh tế phải được tiến hành một cách tỉ mỉ, nghiêm túc và minh bạch. Phải xây dựng bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường để đảm bảo các công tác môi trường được diễn ra thường xuyên liên tục và hiệu quả.
Khoản 3 Điều 50 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định Ban quản lý khu kinh tế có trách nhiệm sau đây:
a) Kiểm tra, giám sát việc đầu tư xây dựng hạ tầng bảo vệ môi trường các khu chức năng sản xuất công nghiệp trong khu kinh tế theo quy định của pháp luật;
b) Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường, thanh tra về bảo vệ môi trường và thực hiện công tác bảo vệ môi trường khác trong khu kinh tế theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức kiểm tra về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp trong khu kinh tế theo kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
d) Phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân và kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật;
đ) Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền theo quy định của pháp luật;
e) Báo cáo tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của khu kinh tế theo quy định của pháp luật;
g) Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Ban quản lý khu kinh tế là cơ quan nòng cốt được nhà nước trao quyền để thực hiện trách nhiệm lớn trong việc bảo vệ môi trường tại các khu kinh tế. Tính chất quản lý được thể hiện ở đây thông qua việc kiểm tra, giám sát và nắm bắt nhanh chóng các thông tin về môi trường và kịp thời đưa ra các biện pháp giải quyết để bảo vệ môi trường của khu kinh tế.
Theo đó, trách nhiệm của ban quản lý khu kinh tế cũng đã được quy định chi tiết tại Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Bảo vệ môi trường khu khu kinh tế, khu công nghệ, khu chế xuất và khu công nghệ cao.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh