2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hiện nay, môi trường là một trong các vấn đề nóng bỏng luôn được xã hội quan tâm. Tuy nhiên, song song với quá trình phát triển của nền kinh tế quốc gia thì môi trường cũng đang ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng do hoạt động sinh hoạt và kinh doanh sản xuất của con người. Đặc biệt là tại các làng nghề nơi tập trung các hoạt động sản xuất, chế biến tạo ra một số lượng chất thải lớn ra môi trường. Nhận thấy được tính cấp thiết của vấn đề này, Nhà nước và Chính phủ đã đưa ra các quy định về bảo vệ môi trường nhằm hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có hành động hợp lý nhất.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các quy định đầu tiên về bảo vệ môi trường làng nghề theo Điều 56 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Căn cứ theo khoản 1 Điều 56 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định hạ tầng bảo vệ môi trường của làng nghề bao gồm:
a) Có hệ thống thu gom nước thải, nước mưa bảo đảm nhu cầu tiêu thoát nước của làng nghề;
b) Hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung (nếu có) bảo đảm nước thải sau xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
c) Có điểm tập kết chất thải rắn đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường; khu xử lý chất thải rắn (nếu có) bảo đảm quy định về quản lý chất thải rắn hoặc có phương án vận chuyển chất thải rắn đến khu xử lý chất thải rắn nằm ngoài địa bàn.
Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là một nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, có kỷ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng. Do sự tập trung để hoạt động sản xuất nên làng nghề phải có phương án bảo vệ môi trường, có tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường và hạ tầng bảo vệ môi trường để đảm bảo cuộc sống của khu dân cư và đảm bảo chất lượng môi trường khu vực.
Khoản 2 Điều 56 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:
“2. Cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong làng nghề phải xây dựng và thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bụi, bức xạ nhiệt, khí thải, nước thải và xử lý ô nhiễm tại chỗ; thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý chất thải rắn theo quy định của pháp luật.”
Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Làng nghề không những là một làng sống chuyên nghề mà cũng có hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần thể để phát triển công ăn việc làm. Theo đó, các cơ sở hoạt động thực hiện công việc sản xuất trong làng nghề phải có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật để tránh ảnh hưởng đến cuộc sống của cư dân và môi trường sống trong địa bàn.
Khoản 3 Điều 56 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:
“3. Cơ sở, hộ gia đình sản xuất thuộc ngành, nghề không khuyến khích phát triển tại làng nghề có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này và tuân thủ kế hoạch di dời, chuyển đổi ngành, nghề sản xuất theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
Theo đó, các ngành nghề không khuyến khích phát triển tại làng nghề là những ngành, nghề thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường như ngành, nghề sử dụng dây chuyển công nghệ, máy móc, thiết bị lạc hậu và sử dụng nhiên liệu, nguyên liệu hoặc hóa chất dễ cháy, dễ nổ, hóa chất gây nguy hiểm, hạn chế kinh doanh theo quy định của Luật Hóa chất.
Như vậy, đối với các cơ sở, hộ gia đình sản xuất thuộc đối tượng này bên cạnh phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường thì phải tuân thủ di dời, chuyển đổi ngành, nghề sản xuất theo quy định nếu chất lượng môi trường trên địa bàn đã không còn phù hợp với ngành, nghề đó.
Trên đây là 3 nội dung đầu tiên về bảo vệ môi trường tại làng nghề. Các nội dung tiếp theo sẽ được Luật Hoàng Anh làm rõ ở Phần 2.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh