2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Tiếp nối Phần 1, trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các quy định tiếp theo về bảo vệ môi trường làng nghề theo Điều 56 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Căn cứ theo khoản 4 Điều 56 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:
a) Lập, triển khai thực hiện phương án bảo vệ môi trường cho làng nghề trên địa bàn;
b) Hướng dẫn hoạt động của tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường làng nghề.
Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là một nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, có kỷ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng. Thông thường một làng nghề sẽ nằm trên đơn vị hành chính cấp xã, theo đó Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý và hướng dẫn tổ chức thực hiện các phương án bảo vệ môi trường cho làng nghề trên địa bàn của mình, đảm bảo các hoạt động sản xuất diễn ra ổn định và không đem lại nguy hại nặng nề cho môi trường trên khu vực.
Khoản 5 Điều 56 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau đây:
a) Tổng hợp nhu cầu ngân sách cho hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề;
b) Chỉ đạo, triển khai thực hiện các mô hình bảo vệ môi trường làng nghề; đầu tư xây dựng và tổ chức vận hành các mô hình thu gom, xử lý chất thải rắn, hệ thống xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường do Nhà nước đầu tư từ nguồn kinh phí đầu tư xây dựng, nguồn chi sự nghiệp môi trường và khoản đóng góp của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Làng nghề không những là một làng sống chuyên nghề mà cũng có hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần thể để phát triển công ăn việc làm. Theo đó, để đảm bảo sự phát triển công ăn việc làm theo quần thể và cuộc sống của dân cư trên địa bàn thì Ủy ban nhân dân cấp huyện phải đảm bảo các mô hình bảo vệ môi trường và xử lý các loại chất thải rắng hay khó xử lý. Các nguồn kinh phí để thực hiện sẽ do Nhà nước đầu tư từ nguồn kinh phí đầu tư xây dựng hay nguồn chi sự nghiệp môi trường và các khoản đóng góp minh bạch khác theo đúng quy định của pháp luật.
Nội dung này được quy định cụ thể tại khoản 6 Điều 56 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Quy hoạch, xây dựng, cải tạo và phát triển làng nghề, cụm công nghiệp làng nghề gắn với bảo vệ môi trường;
b) Bố trí ngân sách cho hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề;
c) Chỉ đạo, tổ chức đánh giá mức độ ô nhiễm và xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn;
d) Chỉ đạo xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải; khu tập kết, xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại cho làng nghề;
đ) Có kế hoạch di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, gây ô nhiễm môi trường kéo dài ra khỏi khu dân cư, làng nghề.
Các trách nhiệm này đã thể hiện rõ tính chất quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm về chất lượng môi trường và bố trí ngân sách, tạo điều kiện để địa phương thực hiện các công tác bảo vệ môi trường làng nghề. Trong trường hợp chất lượng và quy chuẩn môi trường không còn đủ đáp ứng cơ sở, ngành nghề nào thì phải có phương án xử lý, di dời ngay và lên kế hoạch cải tạo môi trường trên địa bàn.
Khoản 7 Điều 56 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Ví dụ: Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 04 năm 2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh