2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hiện nay, môi trường là một trong các vấn đề nóng bỏng luôn được xã hội quan tâm. Tuy nhiên, song song với quá trình phát triển của nền kinh tế công nghiệp thì môi trường cũng đang ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng do hoạt động sinh hoạt và kinh doanh sản xuất của con người. Đặc biệt là tại các khu vực công cộng có nhiều người không ý thức nên xả rác bừa bãi, không có người thu dọn dẫn đến chất thải chất đống gây ô nhiễm môi trường. Nhận thấy được tính cấp thiết của vấn đề này, Nhà nước và Chính phủ đã đưa ra các quy định về bảo vệ môi trường nhằm hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có hành động hợp lý nhất.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các yêu cầu về bảo vệ môi trường nơi công cộng theo Điều 59 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Căn cứ khoản 1 Điều 59 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:
“1. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm thực hiện quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh nơi công cộng; phân loại, chuyển rác thải vào từng loại thùng chứa rác công cộng hoặc đúng nơi quy định tập trung rác thải; không để vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng.”
Nơi công cộng là nơi phục vụ chung cho mọi người tại những địa điểm kín như rạp hát, rạp chiếu phim, vũ trường, nhà hàng… hoặc các địa điểm mở như sân vận động, công viên, đường phố, bến xe… Tại đây, các hoạt động chung của xã hội diễn ra thường xuyên hoặc không thường xuyên. Theo đó, bảo vệ môi trường nơi công cộng là trách nhiệm của tất cả mọi người và phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Khoản 2 Điều 59 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân quản lý công viên, khu vui chơi, giải trí, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, chợ, nhà ga, bến xe, bến tàu, bến càng, bến phà và khu vực công cộng khác.
Theo đó, các đối tượng này có trách nhiệm sau đây:
a) Bố trí nhân lực thu gom chất thải, làm vệ sinh môi trường trong phạm vi quản lý; có nhân sự, tổ hoặc đội bảo vệ môi trường để kiểm tra, giám sát;
b) Xây dựng, lắp đặt công trình vệ sinh công cộng, công trình xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; có phương tiện, thiết bị thu gom, quản lý, xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
c) Ban hành, niêm yết công khai và tổ chức thực hiện quy định, quy chế về giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường nơi công cộng thuộc phạm vi quản lý;
đ) Phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân và kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.
Các trách nhiệm này đã thể hiện rõ tính chất quản lý của nhóm đối tượng này. Theo đó, các tổ chức, cá nhân quản lý tại các khu vực nhà ga, chợ, khu giải trí, kinh doanh…thực hiện trách nhiệm quản lý của mình qua các hoạt động bố trí, chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường và ban hành các quy chế về giữ gìn về sinh thuộc phạm vi quản lý.
Nội dung này được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 59 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Theo đó, cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp giấy phép xây dựng đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này theo quy định của pháp luật về xây dựng có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường về công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ, thiết bị thu gom và lưu chứa tạm thời chất thải trong quá trình thẩm định, cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Chính phủ.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh