2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Tiếp nối phần 1, trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ 2 yêu cầu tiếp theo về bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông vận tải theo Điều 65 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Khoản 4 Điều 65 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:
“4. Việc vận chuyển hàng hóa, vật liệu có nguy cơ gây ô nhiễm, sự cố môi trường phải được thực hiện bằng thiết bị, phương tiện chuyên dụng, bảo đảm không rò rỉ, phát tán ra môi trường.”
Các hàng hóa, vật liệu có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường gồm xăng dầu có chứa chì, lưu huỳnh, khí than khi đốt sản sinh ra CO2, SO2, môi chất làm lạnh làm phát thải HCFC, túi nhựa xốp khó phân hủy, thuốc bảo vệ thực vật...
Đây đều là những loại hàng hóa được sử dụng rộng rãi và phổ biến, tuy nhiên thì ngay cả khi chưa sử dụng nó cũng tồn tại những hợp chất độc tự nhiên và có thể gây ô nhiễm, sự cố môi trường nếu bị xả ra ngoài môi trường công cộng không đúng cách.
Theo thống kê, quá trình hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải thải lượng lớn các chất như bụi, CO, Nox, Sox, hơi xăng dầu, bụi chì, benzen... gây ô nhiễm môi trường không khí. Sự phát thải của phương tiện phương tiện giao thông vận tải phụ thuộc vào nhiều chất lượng các loại xe. Những loại xe đã qua nhiều năm sử dụng có chất lượng thấp, hiệu quả sử dụng nhiên liệu thấp dẫn tới nồng độ chất độc hại tăng cao, bụi trong khí xả cao là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ngoài ra còn có tiếng ồn phát sinh từ các hoạt động giao thông và những loại xe cũ cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm.
Theo đó, pháp luật quy định việc vận chuyển những hàng hóa này phải thật cẩn thận và thực hiện bằng các phương tiện thiết bị chuyên dụng, đảm bảo an toàn.
Căn cứ theo khoản 5 Điều 65 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:
“5. Việc xây dựng công trình giao thông phải có giải pháp hạn chế, giảm thiểu các tác động đến địa hình, cảnh quan, địa chất, di sản thiên nhiên.”
Công trình giao thông là một trong những phân loại của công trình xây dựng do Bộ Giao thông vận tải quản lý chất lượng công trình giao thông trừ các công trình giao thông do Bộ Xây dựng quản lý. Mỗi loại công trình giao sẽ bao gồm các công trình lớn nhỏ và những tiêu chí quy định để phân cấp công trình giao thông. Những công trình này bao gồm công trình đường bộ, công trình đường sắt, cầu đường, hầm, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không...
Trong khi đó, cảnh quan, di sản thiên nhiên được coi như là bộ mặt của quốc gia, đem lại giá trị thẩm mỹ và kinh tế rất lớn, đồng thời, còn có khả năng điều hòa khí hậu, cân bằng môi trường xung quanh. Địa hình, địa chất là những đặc trưng của một khu vực, nó có giá trị rất lớn trong nghiên cứu, là cơ sở của các dự án xây dựng các tòa nhà, cầu, đập, đường xá. Nó phục vụ như một công cụ để phòng ngừa và giảm thiểu trong việc kiểm soát các rủi ro địa chất.
Công trình giao thông là những công trình có quy mô lớn và ảnh hưởng nhiều tới môi trường xung quanh. Do đó, khi xây dựng phải tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng các dữ liệu về địa hình, khu vực xây dựng và đưa ra các phương án nhằm hạn chế, giảm thiểu tác động của nó đến môi trường tự nhiên.
Trên đây là 2 nội dung tiếp theo về bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông vận tải. Các nội dung tiếp theo sẽ được Luật Hoàng Anh tìm hiểu rõ hơn ở Phần 2.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh