Bảo vệ môi trường trong hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và hoạt động dầu khí được quy định như thế nào? (Phần 2)

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:13 (GMT+7)

Bài viết này trình bày quy định về Bảo vệ môi trường trong hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và hoạt động dầu khí theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020

 

Bảo vệ môi trường đang là vấn đề lớn mang tính toàn cầu nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Theo thống kế, có hàng nghìn tấn rác thải ra môi trường mỗi ngày và dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường trầm trọng. Đi kèm với sự phát triển của nền kinh tế khoa học, các công nghệ máy móc kỹ thuật phát triển vượt bậc thì điều này cũng gây ra những đe dọa không nhỏ đến môi trường. Nhất là các công tác khai thác tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản khi sử dụng máy móc, hóa chất quá mức cho phép. Nhận thấy được tính cấp thiết của vấn đề này, Nhà nước và Chính phủ đã đưa ra các quy định về bảo vệ môi trường nhằm hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có hành động hợp lý nhất.

Tiếp nối phần 1, trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ 2 yêu cầu tiếp theo về bảo vệ môi trường trong hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và hoạt động dầu khí theo Điều 67 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).

Nội dung của phương án cải tạo, phục hồi môi trường

Nội dung này được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 67 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Theo đó, nội dung của phương án cải tạo, phục hồi môi trường được quy định như sau:

a) Các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường; phân tích, đánh giá, lựa chọn giải pháp tốt nhất để cải tạo, phục hồi môi trường;

b) Danh mục, khối lượng các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường đối với giải pháp lựa chọn;

c) Kế hoạch thực hiện phân chia theo từng năm, từng giai đoạn cải tạo, phục hồi môi trường; chương trình quan trắc môi trường trong thời gian cải tạo, phục hồi môi trường; kế hoạch kiểm tra, xác nhận hoàn thành phương án;

d) Bảng dự toán kinh phí để tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường cho từng hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường; các khoản tiền ký quỹ theo lộ trình.

Thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản là quá trình tìm kiếm, xác định nguồn khoáng sản có thể khai thác để thực hiện hoạt động khai đào, sản xuất thu khoáng sản, sau đó sẽ được phân loại, làm giàu khoáng sản nhằm tăng giá trị khoáng sản đã khai thác.

Cải tạo, phục hồi môi trường là công tác mang ý nghĩa quan trọng trong quá trình khai thác khoáng sản. Việc khai thác khoáng sản có thể làm giảm nguồn tài nguyên môi trường và khả năng chống chịu của môi trường trước thiên tai như khai thác cát quá mức dẫn đến sạt lở đất…

Theo đó, pháp luật quy định các tổ chức cá nhân thực hiện khai thác khoáng sản phải điều tra, đánh giá các số liệu thông tin để đưa ra phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo đúng nội dung mà luật định.

Khoáng sản có tính chất độc hại

Căn cứ theo khoản 4 Điều 67 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:

4. Khoáng sản có tính chất độc hại phải được lưu giữ, vận chuyển bằng phương tiện, thiết bị chuyên dụng, được che chắn bảo đảm không rò rỉ, phát tán ra môi trường.

Khoáng sản là tài nguyên trong lòng đất, trên mặt đất dưới dạng những tích tụ tự nhiên khoáng vật, khoáng chất có ích ở thể rắn, thể lỏng, thể khí, hiện tại hoặc sau này có thể được khai thác. Khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ mà sau này có thể được khai thác lại, cũng là khoáng sản.

Theo Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 về quy định chi tiết thi hành một số điều của luật khoáng sản thì khoáng sản độc hại là loại khoáng sản có chứa một trong các nguyên tố Thủy ngân, Arsen, Uran, Thori, nhóm khoáng vật Asbet mà khi khai thác, sử dụng phát tán ra môi trường những chất phóng xạ hoặc độc hại vượt mức quy định của quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam.

Thành phần các nguyên tố có tính phóng xạ và liều lượng chiếu xạ tại mỗi khu vực có quặng đất hiếm sẽ khác nhau; mức độ phát tán các nguyên tố độc hại và có tính chất phóng xạ trong quá trình khai thác, chế biến quặng đất hiếm phụ thuộc vào quy trình kỹ thuật và công nghệ khai thác, chế biến. Theo đó, việc lưu giữ, vận chuyển những loại khoáng sản này cần được tiến hành tỉ mì, đảm bảo an toàn, chắc chắn không bị phát tán ra môi trường.

Trên đây là nội dung cải tạo phục hồi môi trường và quy định về khai thác khoáng sản có tính chất độc hại. Các nội dung tiếp theo sẽ được Luật Hoàng Anh phân tích rõ ở Phần 3.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường

Luật Hoàng Anh

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư