2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Bảo vệ môi trường đang là vấn đề lớn mang tính toàn cầu nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Theo thống kế, có hàng nghìn tấn rác thải ra môi trường mỗi ngày và dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường trầm trọng. Đi kèm với sự phát triển của nền kinh tế khoa học, các công nghệ máy móc kỹ thuật phát triển vượt bậc thì điều này cũng gây ra những đe dọa không nhỏ đến môi trường. Nhất là các công tác khai thác tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản khi sử dụng máy móc, hóa chất quá mức cho phép. Nhận thấy được tính cấp thiết của vấn đề này, Nhà nước và Chính phủ đã đưa ra các quy định về bảo vệ môi trường nhằm hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có hành động hợp lý nhất.
Tiếp nối phần 2, trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các yêu cầu cuối cùng về bảo vệ môi trường trong hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và hoạt động dầu khí theo Điều 67 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Khoản 5 Điều 67 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:
“5. Việc sử dụng máy móc, thiết bị có tác động xấu đến môi trường, hóa chất độc hại trong thăm dò, khai thác, đóng cửa mỏ, chế biến khoáng sản phải được đánh giá tác động môi trường, khai báo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.”
Khoáng sản là tài nguyên trong lòng đất, trên mặt đất dưới dạng những tích tụ tự nhiên khoáng vật, khoáng chất có ích ở thể rắn, thể lỏng, thể khí, hiện tại hoặc sau này có thể được khai thác. Khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ mà sau này có thể được khai thác lại, cũng là khoáng sản.
Hầu hết, khoáng sản thường nằm sâu trong lòng đất, biển nên rất khó tìm kiếm và khai thác. Vì vậy mà các hoạt động khai thác khoáng sản được các doanh nghiệp tập trung đầu tư vào máy móc công nghệ để triển khai thực hiện trên quy mô lớn. Do công suất lớn và tính độc hại đã để lại những tác động nặng nề đến môi trường sau khi thăm dò, khai thác khoáng sản. Theo đó, pháp luật quy định đối với những đối tượng được đề cập trên phải đánh giá tác động môi trường và khai báo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.
Căn cứ theo khoản 6 Điều 67 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:
“6. Việc thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến khoáng sản khác có chất phóng xạ, chất độc hại, chất nổ phải thực hiện theo quy định của Luật này, quy định của pháp luật về an toàn hóa chất, năng lượng nguyên tử và quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản là quá trình tìm kiếm, xác định nguồn khoáng sản có thể khai thác để thực hiện hoạt động khai đào, sản xuất thu khoáng sản, sau đó sẽ được phân loại, làm giàu khoáng sản nhằm tăng giá trị khoáng sản đã khai thác.
Việc thăm dò và khai thác nguồn khoáng sản có thể được thực hiện bằng các phương pháp dùng máy khoan, đào hoặc chất nổ như bom, mìn và các loại hóa chất khác để phân nguồn, làm giàu khoáng sản. Bên cạnh những lợi ích những phương tiện này đem lại là khai thác dễ dàng, nhanh chóng, hiệu quả cao thì nó cũng để lại tác hại to lớn. Bom mìn nổ có thể hủy diệt hệ sinh thái gần đó và hóa chất gây tổn thương, biến chất sinh vật, nguồn tài nguyên xung quanh. Do đó việc khai thác, thăm dò và chế biến khoáng sản bằng những phương tiện này phải tuân thủ các quy định của pháp luật về năng lượng, hóa chất. Đối với những hóa chất có tính độc hại lớn thì không được phép sử dụng.
Khoản 7 Điều 67 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định Chính phủ quy định chi tiết việc lập, thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản; quy định yêu cầu đặc thù về bảo vệ môi trường trong vận hành thử nghiệm, quản lý chất thải, quan trắc môi trường đối với hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí và các dịch vụ liên quan trên biển.
Ví dụ: Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
Khoản 8 Điều 67 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành biểu mẫu, hướng dẫn kỹ thuật để thực hiện Điều này.
Ví dụ: Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và môi trường về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh