2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Cùng với sự phát triển của các cơ sở y tế, lượng chất thải phát sinh từ quá trình hoạt động của các cơ sở y tế ngày càng gia tăng, vì vậy, cần phải quản lý tốt, nếu không sẽ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Theo thống kê, mỗi ngày có hàng trăm tấn chất thải được phát thải từ các bệnh viện gây nguy hại đến môi trường xung quanh. Nhận thấy được vấn đề này, Nhà nước đã đưa ra các quy định về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực y tế để kiểm soát được tình trạng môi trường thường xuyên.
Tiếp nối phần 1, trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ 2 quy định tiếp theo về bảo vệ môi trường trong hoạt động y tế và kiểm soát tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người theo Điều 62 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Khoản 3 Điều 62 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định về chất ô nhiễm tác động trực tiếp đến sức khỏe con người phải được quản lý như sau:
“a) Nhận diện, đánh giá, cảnh báo, phòng ngừa và kiểm soát chất ô nhiễm có khả năng tác động đến sức khỏe con người; các vấn đề về bệnh tật và sức khỏe con người có liên quan trực tiếp đến chất ô nhiễm;
b) Kiểm soát và xử lý từ nguồn phát sinh đối với chất ô nhiễm có tác động đến sức khỏe con người và vấn đề về bệnh tật được xác định có nguyên nhân trực tiếp từ chất ô nhiễm;
c) Quản lý, chia sẻ, công bố thông tin về chất ô nhiễm có tác động trực tiếp đến sức khỏe con người.”
Chất gây ô nhiễm là một chất hoặc năng lượng được đưa vào môi trường có tác dụng không mong muốn hoặc ảnh hưởng xấu đến tính hữu ích của tài nguyên. Một chất gây ô nhiễm có thể gây ra thiệt hại dài hạn hoặc ngắn hạn bằng cách thay đổi tốc độ tăng trưởng của các loài thực vật hoặc động vật, hoặc bằng cách can thiệp vào các tiện nghi, sự thoải mái, sức khỏe hoặc giá trị tài sản của con người. Một số chất ô nhiễm có khả năng phân hủy sinh học và do đó sẽ không tồn tại trong môi trường trong thời gian dài tuy nhiên phần lớn chúng sẽ tác động xấu đến môi trường và trực tiếp gây nguy hại đến sức khỏe con người.
Các chất ô nhiễm, theo đó môi trường có khả năng hấp thụ thấp được gọi là các chất ô nhiễm tồn đọng. (ví dụ các chất ô nhiễm hữu cơ dai dẳng như PCB, nhựa không phân hủy sinh học và kim loại nặng).
Các chất ô nhiễm đáng chú ý như thủy ngân, các chất ô nhiễm hữu cơ dai dẳng POP, Ozone, vật chất PM, chất gây ô nhiễm dược phẩm bền vững môi trường EPPP…
Căn cứ theo khoản 4 Điều 62 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:
“4. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc vận chuyển, xử lý chất thải y tế.”
Ví dụ: Nghị định số 09/VBHN-BTNMT ngày 25 tháng 10 năm 2019 của Bộ tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải và phế liệu. Trong đó, xử lý chất thải từ hoạt động y tế được quy định tại khoản 5 Điều 49 Nghị định này như sau:
“5. Xử lý chất thải y tế nguy hại:
a) Ưu tiên lựa chọn các công nghệ không đốt, thân thiện với môi trường và bảo đảm việc xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
b) Chất thải lây nhiễm sau khi khử khuẩn thì được xử lý như đối với chất thải thông thường bằng phương pháp phù hợp.”
Chất thải từ các bệnh viện, cơ sở y tế gồm chất thải nguy hại và chất thải thông thường. Chất thải y tế nguy hại có thể lây nhiễm hoặc không lây nhiễm, tuy nhiên thì tác động của chúng lên môi trường và sức khỏe con người đều vô cùng nguy hiểm.
Trên đây là nội dung về bảo vệ môi trường trong hoạt động y tế và kiểm soát tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người. Các nội dung tiếp theo sẽ được làm rõ ở Phần 3.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh