Bảo vệ môi trường trong mai táng, hỏa táng là gì? (Phần 2)

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:11 (GMT+7)

Bài viết này trình bày quy định về Bảo vệ môi trường trong mai táng, hỏa táng theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020

 

Hiện nay, môi trường là một trong các vấn đề nóng bỏng luôn được xã hội quan tâm. Tuy nhiên, song song với quá trình phát triển của nền kinh tế công nghiệp thì môi trường cũng đang ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng do hoạt động sinh hoạt và kinh doanh sản xuất của con người. Đặc biệt là tại các khu vực mai táng, hỏa táng thải ra lượng lớn khói bụi và chất rắn khó tiêu hủy gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhận thấy được tính cấp thiết của vấn đề này, Nhà nước và Chính phủ đã đưa ra các quy định về bảo vệ môi trường nhằm hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có hành động hợp lý nhất.

Tiếp nối phần 1, trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ 2 yêu cầu tiếp theo về bảo vệ môi trường trong mai táng, hỏa táng theo Điều 63 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).

Nhà nước khuyến khích việc hỏa táng, mai táng hợp vệ sinh, trong khu nghĩa trang theo quy hoạch; xóa bỏ hủ tục trong mai táng, hỏa táng gây ô nhiễm môi trường.

Khoản 3 Điều 63 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:

“4. Nhà nước khuyến khích việc hỏa táng, mai táng hợp vệ sinh, trong khu nghĩa trang theo quy hoạch; xóa bỏ hủ tục trong mai táng, hỏa táng gây ô nhiễm môi trường.

Hủ tục là phong tục, tập quán đã lỗi thời, lạc hậu. Theo cách hiểu thông thường hiện nay thì hủ tục là những thói hư, tật xấu, tồi tàn làm cho xã hội bị trì trệ, chậm phát triển.

Xác cơ thể con người khi mất có thể phân hủy thành các hợp chất có hại với môi trường nếu không được xử lý ngay lập tức. Tuy nhiên vẫn có những địa phương tồn tại những hủ tục như phơi thi thể hàng chục ngày mới mai táng. Việc này có thể làm cho thi thể bị phân hủy, thối rữa tạo ra mùi hôi nồng nặc và cả những loại chất độc hại cho môi trường, cho sức khỏe con người. Vì thế, nhà nước khuyến khích việc mai tác, hỏa táng hợp vệ sinh theo quy hoạch, và mạnh mẽ xóa bỏ các hủ tục lạc hậu gây ô nhiễm môi trường.

Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc mai táng, hỏa táng người chết do dịch bệnh nguy hiểm.

Khoản 5 Điều 63 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc mai táng, hỏa táng người chết do dịch bệnh nguy hiểm.

Ví dụ: Thông tư số 21/2021/TT-BYT ngày 26 tháng 11 năm 2021 của Bộ Y tế quy định về vệ sinh trong mai táng hỏa táng.

Mai táng là hình thức lưu giữ thi hài hoặc tro cốt người mất ở dưới lòng đất. sau khi xác chết phân huỷ, chất lỏng sinh ra sẽ đi qua quan tài và ngấm vào đất. Với các bệnh nhân qua đời do các bệnh nan y như ung thư, lượng hoá trị và xạ trị dư thừa sẽ được giải phóng vào đất. Hỏa táng những người chết do dịch bệnh nguy hiểm có thể xả một lượng lớn khí thải kèm các loại vi khuẩn có thể lẫn vào không khí lây bệnh cho con người. Theo đó, việc xử lý thi thể người chết do dịch bệnh được quy định tại Điều 12 Thông tư này như sau:

“1. Thân nhân người chết hoặc người phát hiện ra thi thể người chết do dịch bệnh nguy hiểm thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thi thể được phát hiện.

2. Người tham gia xử lý thi thể được tập huấn về các biện pháp phòng, chống dịch, xử lý thi thể. Khi tham gia xử lý thi thể mang đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân (trang phục phòng hộ, kính che mắt, găng tay cao su, khẩu trang y tế, giầy hoặc ủng).

3. Bọc kín thi thể bằng túi đựng thi thể làm bằng vật liệu chống thấm, không trong suốt, chắc chắn, không bị bục, thủng, thành túi có độ dày ≥ 150µm; khóa kéo phải kín và cố định chắc chắn bằng dây buộc hoặc băng dính; khử khuẩn bên ngoài túi đựng thi thể bằng dung dịch chứa 0,1% Clo hoạt tính. Trường hợp không có túi đựng thi thể, bọc kín thi thể bằng 02 lớp vải, sau đó bọc kín thi thể bằng 02 lớp ni-lon; khử khuẩn bên ngoài lớp ni-lon thứ nhất bằng dung dịch chứa 0,1% Clo hoạt tính. Thực hiện tương tự với lớp ni-lon thứ hai.

4. Khử khuẩn toàn bộ các bề mặt khu vực có người chết và các vật dụng có tiếp xúc với thi thể bằng dung dịch chứa 0,1% Clo hoạt tính, cồn 70% hoặc các chế phẩm diệt khuẩn bề mặt; chất thải phát sinh trong quá trình xử lý thi thể được thu gom, xử lý như chất thải lây nhiễm.

5. Sau khi công việc kết thúc, người tham gia xử lý thi thể phải tháo, cởi bỏ các phương tiện bảo vệ cá nhân và thu gom, xử lý như chất thải lây nhiễm; rửa tay bằng xà phòng hoặc sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn tay.

6. Đối với dịch bệnh nguy hiểm có yêu cầu về xử lý thi thể khác với quy định tại Điều này thì thực hiện theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.”

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường

Luật Hoàng Anh

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư