2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Bảo vệ môi trường đang là vấn đề lớn mang tính toàn cầu nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Việt Nam là một đất nước đang phát triển nên vẫn cần nhập khẩu máy móc, thiết bị, phế liệu… Theo thống kê, có hàng nghìn tấn rác thải ra môi trường mỗi ngày và dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường trầm trọng. Nhận thấy được tính cấp thiết của vấn đề này, Nhà nước và Chính phủ đã đưa ra các quy định về bảo vệ môi trường nhằm hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có hành động hợp lý nhất.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các yêu cầu đầu tiên về bảo vệ môi trường trong trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài theo Điều 71 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Căn cứ theo khoản 1 Điều 71 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:
“1. Phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành.”
Phế liệu là sản phẩm vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng được thu hồi để tái chế, dùng làm nguyên liệu sản xuất. Phế liệu và chất thải đều là những vật chất hữu hình được sinh ra trong quá trình sản xuất, sinh hoạt. Nhưng khác ở chỗ vật chất khi trở thành phế liệu thì có thể thu mua phế liệu để sử dụng mục đích khác hoặc tái chế sử dụng lại. Còn phế thải là vật chất không còn giá trị sử dụng nữa và có thể gây nguy hại cho con người và sức khỏe.
Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích tái chế thì phế liệu vẫn là sản phẩm thừa bị loại ra nên có nhiều sản phẩm đã cũ, lỗi thời và có thể thải ra môi trường một lượng lớn khí bụi, chất thải rắn…có thể gây ô nhiễm môi trường nếu không được vệ sinh hợp lý.
Nội dung này được quy định tại khoản 2 Điều 71 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Việc nhập khẩu phế liệu có thể mang lại một lượng lớn khí bụi bẩn, chất thải ra môi trường. Thu mua phế liệu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, mặt tích cực là góp phần không nhỏ trong việc giảm ô nhiễm môi trường thông qua việc thu gom, phân loại để tái chế, tái sử dụng các loại rác thải sinh hoạt hữu ích, giảm lượng rác thải phải xử lý. Tuy nhiên nếu không làm tốt công tác quản lý, ngành nghề này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với đời sống cộng đồng.
Theo đó, tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất cho cơ sở sản xuất của mình và phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Có cơ sở sản xuất với công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng, kho, bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; có phương án xử lý tạp chất đi kèm phù hợp với phế liệu nhập khẩu;
b) Có giấy phép môi trường;
c) Ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 137 của Luật này trước thời điểm phế liệu được dỡ xuống cảng đối với trường hợp nhập khẩu qua cửa khẩu đường biển hoặc trước thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam đối với các trường hợp khác;
d) Có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Khoản 3 Điều 71 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau"
"3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này."
Ví dụ: Quyết định số 35/2019/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2019 về quy chế phối hợp liên ngành quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh