2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Bảo vệ môi trường đang là vấn đề lớn mang tính toàn cầu nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Việt Nam là một đất nước đang phát triển nên vẫn cần nhập khẩu máy móc, thiết bị, phế liệu… Theo thống kế, có hàng nghìn tấn rác thải ra môi trường mỗi ngày và dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường trầm trọng. Nhận thấy được tính cấp thiết của vấn đề này, Nhà nước và Chính phủ đã đưa ra các quy định về bảo vệ môi trường nhằm hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có hành động hợp lý nhất.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các yêu cầu đầu tiên về bảo vệ môi trường trong trong nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh hàng hóa theo Điều 70 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Căn cứ theo khoản 1 Điều 70 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:
“1. Tổ chức, cá nhân không nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu, phế liệu, hàng hóa sau đây:
a) Máy móc, thiết bị, phương tiện đã qua sử dụng để phá dỡ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Máy móc, thiết bị phương tiện, hàng hóa, nguyên liệu, phế liệu bị nhiễm bẩn phóng xạ, vi trùng gây bệnh, chất độc khác chưa được tẩy rửa hoặc không có khả năng làm sạch.”
Nhập khẩu hay nhập cảng là các giao dịch về hàng hoá và dịch vụ qua đường biên giới quốc gia ngoài nước vào trong nước. Hàng nhập khẩu của nước tiếp nhận hàng hóa, dịch vụ là hàng xuất khẩu của một nước gửi đi bán hàng hóa, dịch vụ đó.
Vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ là nguồn tác nhân gây hại, có sức tàn phá cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe của con người, môi trường, động vật, thực vật hoặc đối tượng vật chất khác. Do đó, pháp luật bắt buộc các tổ chức, cá nhân có vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ phải có trách nhiệm lưu giữ và thanh lý vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ theo quy định của pháp luật.
Theo điều khoản này, cá nhân và tổ chức không được nhập khẩu các loại máy móc thết bị đã qua sử dụng để phá dỡ và các loại thiết bị nhiễm bẩn phóng xạ hoặc các chất độc, vi trùng khác mà không có khả năng làm sạch.
Khoản 2 Điều 70 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định về việc nhập khẩu và phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng như sau:
“2. Việc nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Chính phủ quy định đối tượng, điều kiện nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.”
Theo khoản 1 thì việc nhập khẩu và phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng sẽ không được nhập khẩu do hậu quả và rác thải nó để lại sau khi phá dỡ. Tuy nhiên chính phủ cũng quy định thêm nếu tổ chức cá nhân đáp ứng được quy chuẩn kỹ thuật môi trường thì được phép nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng. Qúa trình và xử lý tàu biển phải được thực hiện cẩn thận và đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.
Nội dung này được quy định tại khoản 3 Điều 70 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Theo đó, hoạt động tạm nhập, tái xuất, quá cảnh hàng hóa có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.
Các nội dung về quản lý ngoại thương được quy định tại Luật Quản lý ngoại thương năm 2017.
Ngoại thương chỉ sự buôn bán với nước ngoài đem về thiết bị cần thiết, là hoạt động buôn bán hàng hóa dịch vụ giữa các nước với nhau. Vì vậy, những hoạt động tạm nhập tái xuât hay quá cảnh hàng hóa mà có thể mang lại nguy cơ ô nhiễm ngoài đảm bảo vệ sinh theo pháp luật môi trường thì phải tuân thủ các quy định pháp luật quản lý ngoại thương.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh