2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hiện nay, môi trường là một trong các vấn đề nóng bỏng luôn được xã hội quan tâm. Tuy nhiên, song song với quá trình phát triển của nền kinh tế công nghiệp thì môi trường cũng đang ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng do hoạt động sinh hoạt và kinh doanh sản xuất của con người. Đặc biệt là tại các khu vực nông thôn chưa có các thiết bị, địa điểm xử lý chất thải triệt để và khoa học đã gây ra các vấn đề ô nhiễm ở vùng nông thôn tăng đến mức báo động. Nhận thấy được tính cấp thiết của vấn đề này, Nhà nước và Chính phủ đã đưa ra các quy định về bảo vệ môi trường nhằm hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có hành động hợp lý nhất.
Tiếp nối phần 1, trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các yêu cầu tiếp theo về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông thôn theo Điều 61 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Căn cứ theo khoản 4 Điều 61 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:
“4. Phụ phẩm nông nghiệp phải được thu gom để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa, sử dụng làm nguyên liệu, nhiên liệu, sản xuất phân bón, sản xuất năng lượng hoặc phải được xử lý theo quy định; không đốt ngoài trời phụ phẩm từ cây trồng gây ô nhiễm môi trường.”
Phụ phẩm từ quá trình chế biến nông sản của ngành trồng trọt gồm: Vỏ trấu 8,6 triệu tấn, bã mía 3,5 triệu tấn, lõi bắp 1,4 triệu tấn, vỏ củ mì 1,3 triệu tấn và các loại khác là 2 triệu tấn. Các phụ phẩm này thường được người dân xử lý bằng cách đốt cháy tiêu hủy. Tuy nhiên, chỉ có một phần là bị đốt, một phần tàn dư còn lại gây ô nhiễm nghiêm trọng tới môi trường đặc biệt là đất, nước. Vì vậy, xử lý tàn dư thực vật trên đồng rioojng không chỉ làm sạch môi trường đồng ruộng, tiêu diệt nguồn dịch có hại mà còn có ý nghĩa tạo ra các nguồn hữu cơ cho đất, giảm chi phí phân bón, thuốc trừ sâu.
Khoản 5 Điều 61 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:
“5. Việc sử dụng chất thải từ hoạt động chăn nuôi để làm phân bón hữu cơ, nước tưới cây hoặc mục đích khác phải thực hiện theo quy định của Chính phủ.”
Chất thải từ hoạt động chăn nuôi chủ yếu là phân của động vật, gia súc có nhiều loại hợp chất có lợi có thể dùng làm phân bón cho cây trồng. Tuy nhiên, những loại chất thải này có phần lớn là chất độc hại và khó xử lý và nếu tỷ lệ xả ra môi trường nhiều, tích tụ lại sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và dễ là các mầm mống dịch bệnh nguy hiểm. Do đó, việc sử dụng các chất thải từ hoạt động chăn nuôi cần phải tuân thủ quy định, hướng dẫn của Chính phủ.
Khoản 7 Điều 61 Luật Bảo vệ môi trường năm 2021 quy định:
“6. Nhà nước có chính sách khuyến khích đổi mới mô hình, phương pháp sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, tiết kiệm nước, hạn chế sử dụng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật hóa học và sản phẩm xử lý môi trường trong nông nghiệp; phát triển mô hình nông nghiệp thân thiện môi trường.”
Theo đó, các chính sách phát triển nông thôn được Nhà nước tiến hành nhằm tối đa hóa phúc lợi của xã hội và hướng đến việc kích thích tăng trưởng kinh tế nhanh song song với công tác sản xuất nông nghiệp thân thiện với môi trường cho khu vực nông thôn.
Nội dung này được quy định cụ thể tại khoản 7 Điều 61 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức quản lý bùn nạo vét từ kênh, mương và công trình thủy lợi đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Ví dụ: Quyết định số 78/2003/QĐ-BNN ngày 29 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Về việc ban hành tiêu chuẩn ngành: 14TCN 9-2003 Công trình thuỷ lợi-Kênh đất - Yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh