Bảo vệ tầng ô - dôn là gì? (Phần 1)

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:32 (GMT+7)

Bài viết này trình bày quy định về Bảo vệ tầng ô - dôn theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020

 

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ đô thị hóa nhanh, sự di dân tự do từ các tỉnh về thành phố lớn, việc xây dựng các công trình, các khu chung cư nhiều… nên đối mặt với những thách thức to lớn từ ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Điều này làm ảnh hưởng tới môi trường sống và gia tăng dịch bệnh. Các nhà khoa học trên thế giới đã chỉ ra nguyên nhân của dịch bệnh gia tăng một phần do trong môi trường sống tồn tại một lượng lớn các tia cực tím từ năng lượng mặt trời. Một phần do tác động của biến đổi khí hậu làm trái đất ngày càng nóng lên, băng tan tại các Nam cực, dẫn đến nước biển dâng gây ra lũ lụt ngày càng nhiều vào mùa mưa và hiện tượng xâm nhập mặn thiếu nước ngọt vào mùa hè. Một trong những nguyên nhân gây ra sự thay đổi nhiệt độ của Trái đất mà cụ thể là thời tiết nóng hơn vào mùa hè và bão lũ gia tăng vào mùa mưa so với những năm trước kia là do sự suy giảm tầng ozon. Tầng ôzôn có tác dụng bảo vệ trái đất khỏi tia cực tím của ánh sáng mặt trời, tác nhân gây ra bệnh ung thư. Nhận thấy được vấn đề này, Chính phủ đã đưa ra những quy định về quản lý, bảo vệ tầng ô dôn để hướng dẫn người dân có nhận thức đúng đắn về môi trường sống của mình và đưa ra những phương án giải quyết thích hợp nhất.

Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các quy định đầu tiên về bảo vệ tầng ô - dôn theo Điều 92 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).

Khái niệm

Căn cứ vào khoản 1 Điều 92 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:

1. Bảo vệ tầng ô-dôn là hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm ngăn ngừa sự suy giảm tầng ô-dôn, hạn chế tác động có hại của bức xạ cực tím từ Mặt Trời.

Tầng ô dôn nắm giữ một vai trò rất quan trọng đối với các sinh vật trên Trái Đất. Ô dôn là một dạng của Ô xi nhưng nó có mùi khó chịu và có màu xanh nhạt. Tầng ô dôn là một lớp sâu trong tầng bình lưu của Trái Đất và hấp thụ hết 97-99% tia cực tím có hại từ ánh sáng mặt trời, có tác dụng lọc tia UV nguy hại gây nguy hiểm cho thảm thực vật và có thể gây ung thư và bệnh đục thuỷ tinh thể ở người. Việc tầng ozone bị suy giảm 1% sẽ dẫn đến việc gia tăng tia cực tím ở tầng đối lưu khoảng 2%.

Chính vì vậy, bảo vệ tầng ô dôn là nhiệm vụ cấp thiết và quan trọng hàng đầu trong mục tiêu bảo vệ môi trường sống trên Trái Đất.

Nội dung

Nội dung này được quy định chi tiết tại khoản 2 Điều 92 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Nội dung bảo vệ tầng ô – dôn được xây dựng trên cơ sở phá hủy tầng ô dôn. Kiểm soát, quản lý chặt chẽ các hoạt động sản xuất hay xả thải có khả năng phá hủy tầng ô dôn. Đồng thời đưa ra những phương án phát triển công nghệ kỹ thuật thân thiện với môi trường.

Theo đó, nội dung bảo vệ tầng ô-dôn cụ thể như sau:

a) Quản lý hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ và loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát trong khuôn khổ điều ước quốc tế về bảo vệ tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

b) Thực hiện việc thu gom, tái chế, tái sử dụng hoặc tiêu hủy các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát thuộc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về bảo vệ tầng ô-dôn trong thiết bị có các chất này khi không còn sử dụng;

c) Phát triển và ứng dụng công nghệ, thiết bị sử dụng các chất không làm suy giảm tầng ô-dôn, chất thân thiện khí hậu.

Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Nội dung này được quy định chi tiết tại khoản 3 Điều 92 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Theo đó, pháp luật quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch quốc gia quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát theo điều ước quốc tế về bảo vệ tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

b) Ban hành danh mục và hướng dẫn sử dụng các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát phù hợp với lộ trình thực hiện điều ước quốc tế về bảo vệ tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

c) Chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý, kiểm soát, giảm thiểu sử dụng và loại trừ các chất thuộc danh mục quy định tại điểm b khoản này; tổ chức thực hiện Kế hoạch quốc gia quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính.

Trên đây là 2 nội dung đầu tiên về bảo vệ tầng ô dôn. Các quy định tiếp theo sẽ được Luật Hoàng Anh làm rõ ở Phần 2.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường

Luật Hoàng Anh

 

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư