2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Sản xuất trồng trọt giữ vai trò vô cùng quan trọng trong nông nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, xoá đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nông dân, thích ứng với biến đổi khí hậu, thúc đẩy phát triển kinh tế của ngành nông nghiệp nói riêng và kinh tế đất nước nói chung cũng như tạo sự ổn định chính trị xã hội. Trước tầm quan trọng đó, Luật Trồng trọt được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 19/11/ 2018, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020, quy định về hoạt động trồng trọt; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động trồng trọt; quản lý nhà nước về trồng trọt. Bài viết dưới đây, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về bảo vệ và sử dụng tầng đất mặt của đất chuyên trồng lúa nước theo quy định của pháp luật.
- Luật Trồng trọt 2018
- Nghị định 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 quy định chi tiết một số điều của luật trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.
Nghị định 35/2015/NĐ-CP giải thích: Đất trồng lúa là đất có các điều kiện phù hợp để trồng lúa, bao gồm đất chuyên trồng lúa nước và đất trồng lúa khác.
Đất chuyên trồng lúa nước là đất trồng được hai vụ lúa nước trở lên trong năm.
Tầng đất mặt hiểu là lớp đất canh tác của đất chuyên trồng lúa nước có tính chất lý hóa phù hợp cho trồng lúa, tuỳ theo loại đất mà có độ dày khác nhau theo quy định phân hạng đất lúa của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Tại khoản 1, 2 Điều 57 Luật Trồng trọt 2018 quy định bảo vệ và sử dụng tầng đất mặt của đất trồng chuyên lúa nước như sau:
- Tầng đất mặt của đất chuyên trồng lúa nước chỉ được sử dụng vào mục đích nông nghiệp; được bảo vệ và sử dụng hiệu quả.
- Tổ chức, cá nhân xây dựng công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa nước phải có phương án sử dụng tầng đất mặt.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác quy định việc bảo vệ và sử dụng tầng đất mặt của đất chuyên trồng lúa nước thực hiện theo quy định tại Điều 57 của Luật Trồng trọt và các quy định sau đây:
- Tổ chức, cá nhân xây dựng các công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa nước có tác động đến tầng đất mặt thì phải bóc riêng tầng đất mặt đó để sử dụng vào mục đích nông nghiệp.
- Độ sâu tầng đất mặt phải bóc tách từ 20 đến 25 cen-ti-mét tính từ mặt đất.
- Tổ chức, cá nhân xây dựng công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa nước phải xây dựng phương án sử dụng tầng đất mặt theo Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019. Phương án sử dụng tầng đất mặt là thành phần hồ sơ xin phép chuyển mục đích sử dụng đất;
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa nước sang xây dựng công trình có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc bóc tách, sử dụng tầng đất mặt.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh