2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên. Môi trường cung cấp nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú như đất, nước, không khí... để phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân. Vì thế, mọi chuyển biến tích cực hay tiêu cực của môi trường đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của loài người.
Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, không phải ai cũng có nhận thức đúng đắn trong các hành động để bảo vệ môi trường. Vì lẽ đó, Nhà nước đã đề ra 14 hành vi bị nghiêm cấm trong công tác bảo vệ môi trường được quy định cụ thể tại Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020, để hướng dẫn người dân thực hiện tốt nghĩa vụ và trách nhiệm của mình.
Trong phạm vi bài này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ 4 nhóm hành vi bị cấm đầu tiên theo Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây sẽ được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020), những hành vi còn lại sẽ được làm rõ tại các bài viết sau.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường quy định về các hành vi bị cấm:
“1. Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.”
Rác thải là thứ vật chất từ thức ăn, đồ dùng, chất phế thải sản xuất, dịch vụ, y tế... mà mọi người không dùng nữa và thải bỏ đi. Trong đó, chất thải rắn là rác thải ở dạng rắn, bị thải ra từ quá trình sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt hay các hoạt động khác, như: vỏ châi, hộp, giấy, sắt, nhựa,...Chất thải rắn là loại chất thải có mối đe dọa đáng kể hoặc tiềm ẩn đối với sức khỏe con người. Đây là các loại chất thải đặc biệt vì không thể xử lý bằng các phương pháp thông thường hay tiêu hủy nhanh chóng. Do đó, nhiều khu vực đã lựa chọn chôn, lấp đã làm ảnh hưởng đến đất đai và mạch nước ngầm. Đồng thời, cách thức đốt những loại rác thải này cũng thải ra một lượng lớn khí độc gây ô nhiễm môi trường không khí. Đây là những hành vi xử lý không triệt để, góp phần gây hại đến môi trường. Do đó, hoạt động này đã được Nhà Nước chỉ ra và nghiêm cấm nhanh chóng
Khoản 2 Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định về cấm các hành vi xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường.
Đi kèm với nền kinh tế công nghệ cao phát triển, các nhà máy xí nghiệp cũng mọc lên ngày càng nhiều. Lượng lớn khí thải và nước thải chưa qua xử lý từ những khu vực này ra môi trường đã làm ảnh hưởng sâu sắc đến môi trường sống tự nhiên. Trong tương lai, các nhà máy sản xuất sẽ càng mở rộng mạnh mẽ nên cần có những biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Khoản 3 Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020:
“3. Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.”
Thực tế, có thể thấy được mỗi ngày đều có những xác động vật được ném bừa bãi tại ven đường hay sông ngòi, ao hồ... làm phát tán vi khuẩn, vi rút ra ngoài không khí và ảnh hưởng đến đời sống của con người. Như đã biết, vi khuẩn hay vi rút là những tác nhân liên quan lớn nhất đến sức khỏe của con người và ngày nay, có rất nhiều loại vi rút gây bệnh truyền nhiễm mà chưa có thuốc chữa trị. Do đó, người dân cần có nhận thức đúng đắn về những hành động của mình để chú ý bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình.
Khoản 4 Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định hành vi sau sẽ bị nghiêm cấm:
“4. Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí.”
Nhiều người cho rằng ô nhiễm môi trường chỉ từ các hình ảnh, trạng thái bên ngoài mà ta nhìn thấy. Tuy nhiên, còn có nhiều dạng khác điển hình là ô nhiễm tiếng ồn. Đây là tiếng ồn trong môi trường khi mà vượt quá ngưỡng nhất định sẽ gây khó chịu cho người hoặc động vật. Bên cạnh những yếu tố tự nhiên như động đất, núi lửa thì nguyên nhân lớn nhất gây ra sự ô nhiễm này là từ các phương tiện giao thông, xe có động cơ hoặc do hoạt động sinh hoạt, công nghiệp và sản xuất. Đồng thời, có thể dễ dàng thấy được những nguồn phát này đều xả ra không khí một lượng lớn khí thải hay khói bụi như tàu hỏa hay bô xe. Với số lượng phát khí thải dày đặc đã làm ảnh hưởng nặng nền đến nguồn không khí trong môi trưởng. Điển hình, tại nhiều thành phố đã xuất hiện bụi mù mịt như sương, phủ xám bầu trời. Đây là những hành động nhân tạo cần được nghiêm cấm và đã có cách xử lý, khắc phục kịp thời.
Trên đây Luật Hoàng Anh đã làm rõ 4 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường mà Nhà nước đề ra. Các hành vi bị cấm tiếp theo sẽ được phân tích ở Phần 2.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh